Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nông Dân Đa Tài

Ông Nông Dân Đa Tài
Ngày đăng: 18/07/2013

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.

Ông Thăng sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 chị em. Học hết lớp 9, ông nghỉ học đi biển giúp cha mẹ nuôi sống gia đình.

Làm ăn giỏi

Sau 25 năm bám biển, năm 2007, ông phải bán tàu, bỏ nghề đi biển vì sức khỏe không cho phép. Sức khỏe yếu, không có việc làm, tiền bán tàu vừa đủ trả nợ, vợ chồng ông Thăng xoay chạy đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn.

Thấy quê nhà sản lượng đánh bắt cá lớn, rất phù hợp để phát triển nghề hấp cá, phơi khô, cuối năm 2007, ông mạnh dạn vay ngân hàng mua một lò hấp cá. Vậy nhưng, năm đầu tiên vào nghề, ông đã bị lái buôn “chạy” nợ 240 triệu đồng. Trừ cái lò hấp, còn lại mọi tài sản trong nhà đều phải bán đi để trả nợ. Gia đình ông trở nên khốn đốn. Không chịu buông xuôi, ông Thăng tiếp tục vay tiền theo nghề hấp cá. Nhờ chịu khó làm ăn, dần dần có lãi, ông tiếp tục đầu tư mua một kho lạnh, vừa để bảo quản cá được tốt hơn vừa khỏi bị thương lái ép giá khi gặp thời tiết bất lợi. Ông còn mua thêm một lò hấp để mở rộng quy mô.

“Phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới làm ra con cá được thị trường ưa chuộng” - ông Thăng chia sẻ. Đến nay, với hai lò hấp, mỗi năm ông hấp gần 700 tấn cá, cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Lào và đưa ra Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Cơ sở của ông tạo việc làm cho 32 lao động địa phương, với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng (mỗi năm làm tập trung khoảng 7 tháng). Trừ hết chi phí, bình quân gia đình ông lãi từ 370 - 400 triệu đồng/năm.

Sáng tạo giỏi

“Nông dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra con cá nhưng nhiều lúc bị các thương lái trả giá thấp bởi cá không được sạch và đẹp vì còn bám nhiều vảy. Tôi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy làm sạch vảy cá...” - ông Thăng nhớ lại.

Bà con cần hướng dẫn chế tạo máy đánh vảy cá cũng như học hỏi cách làm giàu, liên hệ với ông Thăng qua số điện thoại: 01667087143.

Năm 2009, ông tìm kiếm những bộ phận của một số loại máy khác bỏ đi và mua thêm một số đồ dùng cần thiết, chỉ sau vài ngày mày mò, lắp đặt, chiếc máy đánh vảy cá đã hình thành. Máy có cấu tạo bao gồm trục đánh vảy, chậu chứa cá bằng inox hoặc nhôm. Khi cắm điện, moay-ơ chạy, trục đánh vảy hoạt động làm sạch vảy cá. Mỗi lần máy chạy, cho khoảng 30 - 40kg cá vào chậu, chỉ sau 2 phút, cá sạch hết vảy.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người vùng biển ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định... và cả Trung Quốc đến nhờ ông hướng dẫn cách làm máy. “Ngày trước, muốn cá được giá thì phải dùng tay đánh vảy, vừa mất thời gian, năng suất lại thấp.

Giờ có máy đánh vảy ông Thăng làm ra, người dân có thêm cơ hội mở rộng nghề hấp cá. Riêng Quảng Trị hiện có hơn 95% số lò hấp cá có máy đánh vảy cá” - ông Phan Văn Hùng- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cửa Việt cho biết. Năm 2012, ông Thăng đã cải tiến máy đánh vảy cá cho công suất cao hơn, cá đổ vào máy, đánh vảy xong sẽ tự chảy vào chậu, không cần xúc như trước đây. Mỗi máy đánh vảy cá trị giá khoảng 8 triệu đồng.

Những đóng góp của ông Thăng đã được ghi nhận, nhiều năm liền ông được nhận bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi của huyện, tỉnh


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Lương Phượng Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Lương Phượng

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.

28/06/2013
Ðể Nông Nghiệp Phát Huy Vai Trò Trụ Đỡ Nền Kinh Tế Ðể Nông Nghiệp Phát Huy Vai Trò Trụ Đỡ Nền Kinh Tế

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

28/06/2013
Triển Vọng Về Cây Mắc Ca Triển Vọng Về Cây Mắc Ca

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

28/06/2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà Đen Ở Tủa Chùa Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà Đen Ở Tủa Chùa

Mô hình nuôi gà đen lấy thịt được Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện tại xã Mường Báng và xã Sính Phình của huyện Tủa Chùa. Với quy mô 1.150 con, 28 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và thuốc thú y. Chi phí chuồng trại và công chăm sóc do người dân tự đóng góp.

28/06/2013
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của DNNN Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của DNNN Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp

Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiêm túc thực hiện.

28/06/2013