Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng
Anh Nhất sinh năm 1978 tại mảnh đất Hòa Thạnh nhưng cuộc đời không suôn sẻ. Năm 19 tuổi, bố mất, chưa có công ăn việc làm ổn định nên anh theo người chú vào Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa để làm thuê. Cái duyên đến với con tôm là chính thời gian làm thuê mướn này. Đến năm 2011 tích góp được chút vốn liếng, anh quyết định quay về làm giàu trên chính mảnh đất mà bố anh đã để lại.
Để lập nghiệp, anh dành phần lớn thời gian để tìm hiểu tài liệu khoa học trên mạng, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, anh đã đưa ra một quy trình nuôi riêng cho gia đình anh.
Bắt đầu từ năm 2012, với diện tích nuôi là 2 ha, anh đã thành công và thu lãi cao. Những năm sau, anh đã mở rộng thêm diện tích thành gần 4 ha, và năm nào cũng có lãi từ 2 đến 3 tỷ đồng. Tôi nghĩ đó chỉ là con số khiêm tốn vì anh không muốn phô trương như tính cách nội tâm, nói ít làm nhiều của mình.
Nhìn mô hình nuôi tôm của anh đầu tư mới thấy hết được tâm huyết mà anh đã đầu tư vào đó, bài bản và đúng quy trình kỹ thuật từ khâu ương đến nuôi thương phẩm. Anh ưu tiên và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, thức ăn, thiết kế ao, quy trình chăm sóc, vệ sinh môi trường nuôi bên trong và bên ngoài… Anh còn tự mày mò sáng kiến ra các thiết bị điện điều khiển hệ thống tạo ô-xy cho ao nuôi rất tiện lợi, thông dụng, dễ điều khiển, có hệ thống máy phát điện dự bị khi nguồn điện chính bị ngắt…
Xuất phát từ niềm đam mê với con tôm thẻ chân trắng nên khi chúng tôi hỏi nhiều câu hỏi hóc búa về kỹ thuật nuôi hoặc các quy trình mới, anh đều trả lời được và rất thuyết phục.
Ngồi tiếp chúng tôi chưa tới một giờ đồng hồ mà anh Nhất đã được nhận nhiều cuộc điện thoại gọi đến hỏi về kỹ thuật nuôi tôm. Anh chia sẻ, nhờ nuôi tôm thành công, nên anh đã nổi tiếng và kết bạn trên khắp cả nước từ Quảng Bình cho đến các tỉnh miền Nam. Những cuộc điện thoại mà anh vừa nhận là của các bạn nuôi mới vào nghề nhờ anh tư vấn. Có khi rảnh, anh còn đến tận nơi để chia sẻ kinh nghiệm. Công việc tư vấn này là hoàn toàn tự nguyện và miễn phí.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng anh Nhất đã có bề dày kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng. Anh là một gương điển hình của tuổi trẻ làm kinh tế tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Năm 2014 anh được thị xã Sông Cầu bầu chọn tham dự hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ XV của tỉnh Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Trại nuôi cá rô phi God Bless ở Trung Quốc đã trở thành trại nuôi đầu tiên ở Châu Á đăng ký tham gia chương trình mới iBAP của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA). Chương trình mới này cung cấp một quy trình cải tiến cho các trại nuôi chuẩn bị để có thể đạt được chứng nhận Thực Hành nuôi tốt nhất (BAP) của GAA.

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

Vụ cá cơm vơi dần là lúc biển lại ưu ái ban tặng cho ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi mùa cá ve (cá trích con). Làng chài vì thế luôn nhộn nhịp, sôi động. Mùa cá không chỉ đem lại cuộc sống no đủ cho ngư dân mà còn giải quyết nguồn lao động trên bờ.

Ở một số tỉnh phía Bắc, thông thường, nuôi tôm chỉ đạt 1 vụ/năm, nhưng mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã mạnh dạn nuôi cả vụ 3, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt...

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), đến ngày 31-5 tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã có 5 hộ nuôi tôm xuất hiện hiện tượng tôm bị chết với diện tích 12,4 ha; trong đó có 1 hộ nuôi tôm công nghiệp và 4 hộ nuôi tôm quảng canh.