Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nông Dân Đa Tài

Ông Nông Dân Đa Tài
Publish date: Thursday. July 18th, 2013

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.

Ông Thăng sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 chị em. Học hết lớp 9, ông nghỉ học đi biển giúp cha mẹ nuôi sống gia đình.

Làm ăn giỏi

Sau 25 năm bám biển, năm 2007, ông phải bán tàu, bỏ nghề đi biển vì sức khỏe không cho phép. Sức khỏe yếu, không có việc làm, tiền bán tàu vừa đủ trả nợ, vợ chồng ông Thăng xoay chạy đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn.

Thấy quê nhà sản lượng đánh bắt cá lớn, rất phù hợp để phát triển nghề hấp cá, phơi khô, cuối năm 2007, ông mạnh dạn vay ngân hàng mua một lò hấp cá. Vậy nhưng, năm đầu tiên vào nghề, ông đã bị lái buôn “chạy” nợ 240 triệu đồng. Trừ cái lò hấp, còn lại mọi tài sản trong nhà đều phải bán đi để trả nợ. Gia đình ông trở nên khốn đốn. Không chịu buông xuôi, ông Thăng tiếp tục vay tiền theo nghề hấp cá. Nhờ chịu khó làm ăn, dần dần có lãi, ông tiếp tục đầu tư mua một kho lạnh, vừa để bảo quản cá được tốt hơn vừa khỏi bị thương lái ép giá khi gặp thời tiết bất lợi. Ông còn mua thêm một lò hấp để mở rộng quy mô.

“Phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới làm ra con cá được thị trường ưa chuộng” - ông Thăng chia sẻ. Đến nay, với hai lò hấp, mỗi năm ông hấp gần 700 tấn cá, cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Lào và đưa ra Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Cơ sở của ông tạo việc làm cho 32 lao động địa phương, với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng (mỗi năm làm tập trung khoảng 7 tháng). Trừ hết chi phí, bình quân gia đình ông lãi từ 370 - 400 triệu đồng/năm.

Sáng tạo giỏi

“Nông dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra con cá nhưng nhiều lúc bị các thương lái trả giá thấp bởi cá không được sạch và đẹp vì còn bám nhiều vảy. Tôi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy làm sạch vảy cá...” - ông Thăng nhớ lại.

Bà con cần hướng dẫn chế tạo máy đánh vảy cá cũng như học hỏi cách làm giàu, liên hệ với ông Thăng qua số điện thoại: 01667087143.

Năm 2009, ông tìm kiếm những bộ phận của một số loại máy khác bỏ đi và mua thêm một số đồ dùng cần thiết, chỉ sau vài ngày mày mò, lắp đặt, chiếc máy đánh vảy cá đã hình thành. Máy có cấu tạo bao gồm trục đánh vảy, chậu chứa cá bằng inox hoặc nhôm. Khi cắm điện, moay-ơ chạy, trục đánh vảy hoạt động làm sạch vảy cá. Mỗi lần máy chạy, cho khoảng 30 - 40kg cá vào chậu, chỉ sau 2 phút, cá sạch hết vảy.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người vùng biển ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định... và cả Trung Quốc đến nhờ ông hướng dẫn cách làm máy. “Ngày trước, muốn cá được giá thì phải dùng tay đánh vảy, vừa mất thời gian, năng suất lại thấp.

Giờ có máy đánh vảy ông Thăng làm ra, người dân có thêm cơ hội mở rộng nghề hấp cá. Riêng Quảng Trị hiện có hơn 95% số lò hấp cá có máy đánh vảy cá” - ông Phan Văn Hùng- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cửa Việt cho biết. Năm 2012, ông Thăng đã cải tiến máy đánh vảy cá cho công suất cao hơn, cá đổ vào máy, đánh vảy xong sẽ tự chảy vào chậu, không cần xúc như trước đây. Mỗi máy đánh vảy cá trị giá khoảng 8 triệu đồng.

Những đóng góp của ông Thăng đã được ghi nhận, nhiều năm liền ông được nhận bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi của huyện, tỉnh


Related news

Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Monday. December 15th, 2014
Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Monday. December 15th, 2014
Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Monday. December 15th, 2014
Xuân Lộc, Long Khánh Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Xuân Lộc, Long Khánh Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.

Monday. December 15th, 2014
Long Khánh Cần Hướng Đến Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Long Khánh Cần Hướng Đến Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.

Monday. December 15th, 2014