Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông nông dân có thu nhập khủng nhất với 30 tỷ đồng

Ông nông dân có thu nhập khủng nhất với 30 tỷ đồng
Ngày đăng: 22/10/2015

 Chỉ khi trực tiếp gặp ông và được ông giãi bày, chúng tôi mới vỡ lẽ, ông bỏ túi 30 tỷ đồng/năm thật từ nghề nuôi tôm.

Bén duyên với tôm thẻ chân trắng…

Ở cái vùng đất như Thuận Nam, người ta thường ví cát, mà là cát trắng còn nhiều hơn cả… đất và dường như chẳng thể nuôi, trồng được con, cây gì.

Ấy thế, mà từ năm 1999 đã có người “cả gan” xới tung vùng cát trắng đó lên để nuôi tôm.

Người đó không ai khác chính là ông Vũ Văn Sơn.

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông kể.

hồi đó tôi đào thử vài ha cát lên rồi trải bạt để đưa nước vào nuôi tôm sú.

Vụ đầu, thu cũng đủ bù đắp chi phí, nhưng từ vụ thứ 2, thứ 3 trở đi, tôm bắt đầu xuất hiện dịch bệnh, giá cả thì bấp bênh nên nuôi mãi mà chỉ có từ lỗ đến hòa.

“Vua tôm” Võ Văn Sơn đang kiểm tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi.

Sau 7 năm nuôi tôm sú thấy không ăn thua, đến năm 2006, ông Sơn đã chủ động tìm đến các cơ sở nhân giống tôm và ông nhận thấy, con tôm thẻ rất có tiềm năng.

Ngay sau khi trở về nhà, ông dồn hết vốn liếng trong nhà để đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ đầu tiên.

Chỉ sau hơn 3 tháng cật lực chăm sóc, anh Sơn thu hoạch bán và có ngay 200 triệu đồng lãi ròng.

Thấy lợi nhuận do con tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định nên ông mở rộng diện tích, mỗi năm tăng thêm từ 3- 5ha.

… để trở thành “triệu phú đô la”

Để hình dung ra quy mô, cũng như con số thu nhập “khủng” của anh Sơn chỉ cần liệt kê “sơ bộ” ra mấy con số như thế này: Diện tích 50ha; mỗi năm nuôi 2 vụ, mỗi vụ 4 tháng; tổng thu nhập 81 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 30 tỷ đồng.

Đó là một con số khiến cho người khó tính nhất cũng phải giật mình và có thể khẳng định ông Sơn giờ đã là “triệu phú đô la” đúng nghĩa, 30 tỷ- tức ngót nghét cả 1,4 triệu USD

“Vùng đất này trước đây chỉ là vùng cát trắng bỏ hoang chẳng ai dám ở huống hồ nuôi trồng, sản xuất.

Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát ở nhiều nơi, thậm chí đi cả ra nước ngoài để học, nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất.

Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bật nhất của tỉnh Ninh Thuận…”- ông Sơn khoe với tôi.

Ông Sơn kể, suốt hơn 10 năm qua, ông đã đi “mòn cả dép” sang các nước lân cận ở châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Indonesia để học hỏi cách họ nuôi tôm trên cát như thế nào.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, hầu hết giống tôm thẻ bố mẹ vẫn phải nhập từ Mỹ về, thế là đầu năm 2007, ông đã quyết định đi Mỹ để tìm hiểu về con giống và công nghệ nuôi tôm của họ.

Trong suốt gần 1 tháng ở Mỹ, ông đã học hỏi được nhiều điều từ công nghệ nuôi tôm ở đây và chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thành công của ông.

Hiện tại, trang trại nuôi tôm của ông Sơn đang tạo công ăn việc làm cho trên 80 lao động của địa phương với mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông cũng thường xuyên chia sẽ kỹ thuật nuôi tôm sạch, an toàn cho trên 25 hộ nuôi tôm của địa phương.

Các hộ nuôi tôm được ông truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm hiện nay đều có nguồn thu nhập ổn định.

Năm 2012, ông Sơn đã tiên phong vận động 20 hộ trong xã để thành lập tổ liên kết nuôi tôm an toàn bền vững, do chính ông làm tổ trưởng.

Các thành viên trong tổ đã được tấp huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến.

Nhờ đó, mà tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi của tổ luôn ở mức thấp nhất, năng suất đạt từ 14 – 15 tấn/ha/vụ, doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/vụ.


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp tích cực với các địa phương xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có tiêu thụ bưởi da xanh (BDX).

21/09/2015
Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng

Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.

21/09/2015
Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò

Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.

21/09/2015
Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.

21/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc

rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.

21/09/2015