Ông nông dân có thu nhập khủng nhất với 30 tỷ đồng
Chỉ khi trực tiếp gặp ông và được ông giãi bày, chúng tôi mới vỡ lẽ, ông bỏ túi 30 tỷ đồng/năm thật từ nghề nuôi tôm.
Bén duyên với tôm thẻ chân trắng…
Ở cái vùng đất như Thuận Nam, người ta thường ví cát, mà là cát trắng còn nhiều hơn cả… đất và dường như chẳng thể nuôi, trồng được con, cây gì.
Ấy thế, mà từ năm 1999 đã có người “cả gan” xới tung vùng cát trắng đó lên để nuôi tôm.
Người đó không ai khác chính là ông Vũ Văn Sơn.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông kể.
hồi đó tôi đào thử vài ha cát lên rồi trải bạt để đưa nước vào nuôi tôm sú.
Vụ đầu, thu cũng đủ bù đắp chi phí, nhưng từ vụ thứ 2, thứ 3 trở đi, tôm bắt đầu xuất hiện dịch bệnh, giá cả thì bấp bênh nên nuôi mãi mà chỉ có từ lỗ đến hòa.
“Vua tôm” Võ Văn Sơn đang kiểm tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi.
Sau 7 năm nuôi tôm sú thấy không ăn thua, đến năm 2006, ông Sơn đã chủ động tìm đến các cơ sở nhân giống tôm và ông nhận thấy, con tôm thẻ rất có tiềm năng.
Ngay sau khi trở về nhà, ông dồn hết vốn liếng trong nhà để đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ đầu tiên.
Chỉ sau hơn 3 tháng cật lực chăm sóc, anh Sơn thu hoạch bán và có ngay 200 triệu đồng lãi ròng.
Thấy lợi nhuận do con tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định nên ông mở rộng diện tích, mỗi năm tăng thêm từ 3- 5ha.
… để trở thành “triệu phú đô la”
Để hình dung ra quy mô, cũng như con số thu nhập “khủng” của anh Sơn chỉ cần liệt kê “sơ bộ” ra mấy con số như thế này: Diện tích 50ha; mỗi năm nuôi 2 vụ, mỗi vụ 4 tháng; tổng thu nhập 81 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 30 tỷ đồng.
Đó là một con số khiến cho người khó tính nhất cũng phải giật mình và có thể khẳng định ông Sơn giờ đã là “triệu phú đô la” đúng nghĩa, 30 tỷ- tức ngót nghét cả 1,4 triệu USD
“Vùng đất này trước đây chỉ là vùng cát trắng bỏ hoang chẳng ai dám ở huống hồ nuôi trồng, sản xuất.
Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát ở nhiều nơi, thậm chí đi cả ra nước ngoài để học, nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất.
Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bật nhất của tỉnh Ninh Thuận…”- ông Sơn khoe với tôi.
Ông Sơn kể, suốt hơn 10 năm qua, ông đã đi “mòn cả dép” sang các nước lân cận ở châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Indonesia để học hỏi cách họ nuôi tôm trên cát như thế nào.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, hầu hết giống tôm thẻ bố mẹ vẫn phải nhập từ Mỹ về, thế là đầu năm 2007, ông đã quyết định đi Mỹ để tìm hiểu về con giống và công nghệ nuôi tôm của họ.
Trong suốt gần 1 tháng ở Mỹ, ông đã học hỏi được nhiều điều từ công nghệ nuôi tôm ở đây và chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thành công của ông.
Hiện tại, trang trại nuôi tôm của ông Sơn đang tạo công ăn việc làm cho trên 80 lao động của địa phương với mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông cũng thường xuyên chia sẽ kỹ thuật nuôi tôm sạch, an toàn cho trên 25 hộ nuôi tôm của địa phương.
Các hộ nuôi tôm được ông truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm hiện nay đều có nguồn thu nhập ổn định.
Năm 2012, ông Sơn đã tiên phong vận động 20 hộ trong xã để thành lập tổ liên kết nuôi tôm an toàn bền vững, do chính ông làm tổ trưởng.
Các thành viên trong tổ đã được tấp huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến.
Nhờ đó, mà tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi của tổ luôn ở mức thấp nhất, năng suất đạt từ 14 – 15 tấn/ha/vụ, doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/vụ.
Related news
Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.
Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…
Những năm qua, huyện Thới Bình đã mở rộng nhiều mô hình sản xuất mới để giúp nông dân có cuộc sống ổn định, trong đó, mô hình trồng nấm rơm ở xã Thới Bình được xem là hiệu quả nhất, bởi vốn đầu tư ít, mau thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.
Theo ước tính của người nông dân, bình quân, mỗi ha cho gần 57 tạ, có nơi đạt 63 tạ, cao hơn các năm trước 5-7 tạ/ha. Tuy nhiên, nông dân miền Trung đang lo lắng khi giá lúa thấp từng ngày.
Ngày 9.5, tại Khu công nghiệp Long Mỹ (TP Quy Nhơn), Công ty Feed & Nutritio (CFN) thuộc Tập đoàn Cargill đã tổ chức khánh thành dự án mở rộng nhà máy thức ăn chăn nuôi Cargill. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà; đại diện Bộ KH-ĐT, Bộ NN-PTNT, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam đã đến dự.