Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nông Dân Chịu Chơi

Ông Nông Dân Chịu Chơi
Ngày đăng: 08/04/2014

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

* Nuôi heo không tắm

Lớn lên ở vùng chăn nuôi nên trước đây ông Nguyễn Văn Chiểu chọn học trung cấp thú y. Ra trường, ông về quê lập nghiệp với khởi điểm ban đầu là đàn heo có 10 con nái. Tích tiểu thành đại, dần dần ông lập được trang trại với hàng trăm heo nái và vài ngàn heo thịt.

“Tuy trang trại rộng khoảng 2,5 hécta, nằm khá tách biệt với khu dân cư nhưng vấn đề xử lý chất thải và mùi hôi vẫn là nỗi lo không nhỏ. Tôi đã bỏ thời gian tìm hiểu mô hình sử dụng đệm lót sinh học. Cuối năm 2013, tôi quyết định ứng dụng mô hình này cho toàn bộ đàn heo thịt 3 ngàn con. Đây là quyết định khá táo bạo vì phải bỏ ra vài trăm triệu đồng cải tạo chuồng trại, nhất là chi phí làm đệm lót sinh học tăng thêm khoảng 30% so với nuôi bằng nền xi măng” - ông Chiểu kể.

Đệm lót sinh học là một lớp nền dày được tạo ra từ hỗn hợp trấu, mùn cưa và một loại men vi sinh. Lớp đệm này có thể nuôi được hơn 10 lứa heo, sau mỗi đợt heo xuất chuồng chỉ cần bổ sung thêm khoảng 10% hỗn hợp trên nhằm đảm bảo độ dày của nền chuồng. Chất thải và phân heo sẽ bị chuyển hóa thành mùn, không chỉ giúp khử mùi hôi mà còn tạo ra những vi khuẩn có lợi cho vật nuôi.

Ông Chiểu vui vẻ cho biết, trang trại vừa xuất bán lứa heo đầu tiên nuôi bằng đệm sinh học. Đàn heo vài ngàn con ở đây chỉ cần một nhân công phụ trách việc cho ăn, uống nước vì không phải bỏ công tắm rửa, dọn chuồng, không tốn tiền điện, chi phí xây hầm biogas xử lý chất thải.

Lượng thức ăn cũng giảm hơn vì con heo không bị mất năng lượng do tắm rửa, hạn chế được dịch bệnh, tỷ lệ nạc heo lại cao hơn. Đặc biệt, tấm đệm tạo được môi trường tiểu khí hậu bên trong chuồng nuôi khá ổn định nên đợt lạnh vào cuối năm 2013, trang trại bảo toàn được đàn heo con giống.

* Không ngại hội nhập

Ông Chiểu thường xuyên dự các hội thảo của ngành chăn nuôi vì đây là cơ hội để biết nhiều kỹ thuật mới, ứng dụng khoa học hay, đồng thời giữ liên lạc với các giảng viên ngành chăn nuôi ở các trường trung cấp, đại học để nhờ tư vấn về mặt kỹ thuật.

Nhưng với ông, kiến thức đã được đào tạo và thông tin trên sách, báo, internet chỉ là nền để biết ứng dụng linh hoạt vào thực tế. Tấm đệm sinh học giữ được độ ấm giúp vật nuôi không bị ảnh hưởng bởi khí hậu lạnh, nhưng cũng là nhược điểm khi thời tiết quá nắng, nóng. Ông Chiểu đã tự mày mò và cho lắp hệ thống phun sương để làm mát cho chuồng trại.

Theo ông Chiểu, thời hội nhập, áp lực cạnh tranh trong ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Nhưng nếu nông dân tổ chức tốt khâu quản lý để tạo ra được sản phẩm an toàn với giá thành rẻ, hạn chế được dịch bệnh sẽ không lo thất thế. Những năm qua, trang trại cũng gặp không ít khó khăn vì thị trường tiêu thụ bất ổn. Nhưng nhờ chủ động sản suất được con giống với giá rẻ, giảm chi phí sản xuất và kiểm soát được dịch bệnh nên dù heo “rớt” giá, trang trại của ông cũng không rơi vào cảnh thua lỗ.


Có thể bạn quan tâm

Siêu Bão Haiyan Mạnh Nhất 10 Năm Qua Hướng Vào Miền Trung Siêu Bão Haiyan Mạnh Nhất 10 Năm Qua Hướng Vào Miền Trung

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý siêu são Haiyan đang giật trên cấp 17, được đánh giá là mạnh nhất 10 năm trở lại đây, đang đi chuyển rất nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung từ tối ngày 10 đến rạng sáng 11-11.

07/11/2013
Báo Động Nguồn Ô Nhiễm Gây Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Biển Báo Động Nguồn Ô Nhiễm Gây Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Biển

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

07/11/2013
Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

07/11/2013
Nuôi Cá Chình Trên Sông Trà Nuôi Cá Chình Trên Sông Trà

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

07/11/2013
Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá” Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá”

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.

07/11/2013