Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc

Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc
Ngày đăng: 30/06/2014

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, liên tiếp hai tháng 5 và 6/2014, sự trao đổi một số loại nông sản hàng hóa giữa hai nước Việt - Trung giảm mạnh, không ổn định.

Bộ NN-PTNT vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí từ nay đến hết năm, một số cửa khẩu có thể phải đóng cửa một thời gian để họ chấn chỉnh lại các quy định.

Bộ NN-PTNT đã và đang tích cực chỉ đạo rà soát, tái cơ cấu lại thị trường xuất khẩu nông sản để mở cửa thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là giảm dần sự phụ thuộc nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho hay, hiện đầu ra một số nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như lúa gạo và cao su (xuất sang Trung Quốc chiếm 40% tổng số lượng xuất khẩu hai mặt hàng này). Đặc biệt, với một số mặt hàng như thanh long, bột sắn, Trung Quốc chiếm tới 80-90% thị phần xuất khẩu.

Trước vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát các thị trường và phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc với các nước để mở cửa thị trường. Nhiều thị trường tiềm năng đang được xúc tiến thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Argentina...

Còn ở trong nước, Bộ NN-PTNT đã làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để làm rõ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng cố gắng cao nhất để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh sản xuất. Đối với sản xuất, rà soát và thông tin cho các địa phương, nhân dân về tình hình thị trường thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp quy mô sản xuất.

Không có chuyện "đi đêm" trong XK gạo sang Philippines

Xung quanh thông tin Vinafood 2 “đi đêm” với một số quan chức của Philippine để thắng thầu bán hơn 800.000 tấn gạo, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ chưa nhận được phản hồi hay thông tin chính thức về sự việc trên từ Philippines.

Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện thông tin trên phương tiện truyền thông, ông đã có cuộc gặp trực tiếp với ông Huỳnh Thế Năng - Tổng giám đốc Vinafood 2 và bà Trần Thị Thanh Tâm - Tổng giám đốc Vinafood 1, cũng là hai người trực tiếp sang Philippines dự phiên đấu thấu để làm rõ vụ việc. Tại buổi làm việc, hai vị Tổng giám đốc khẳng định không có chuyện “đi đêm”, không có chuyện hối lộ quan chức Philippines".


Có thể bạn quan tâm

Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

06/10/2014
Thịt Lợn Sạch IMEXCO Thịt Lợn Sạch IMEXCO

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

06/10/2014
Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

06/10/2014
Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

06/10/2014
Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

06/10/2014