Ổi rừng giòn ngọt sạch 100% làm xiêu lòng chị em thành thị
Vì mọc hoang dã nên quả ổi rừng chỉ bằng, hoặc nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn và bề mặt cũng không mướt, láng... nên nhìn không bắt mắt bằng ổi trồng trong vườn nhà dưới đồng bằng.
Thế nhưng bù lại, khi chín quả ổi rừng có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, ruột ít cơm.
Tuy nhiên, ngon hơn cả là khi ăn quả ổi gần chín chấm với muối ớt.
Vị ngọt, chua và giòn của ổi rừng, cộng với cái mặn của muối và cay xè của ớt thừa sức để làm xiêu lòng nhiều chị em thị thành.
Là sản phẩm sạch nên hiện ổi rừng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chỉ cần đi dọc theo bất kỳ vùng đồi, núi nào ở Quảng Ngãi cũng có thể tìm thấy ổi rừng.
Loại quả này cho trái quanh năm, thế nhưng theo người dân ở vùng núi Quảng Ngãi thì nhiều nhất là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Tranh thủ những lúc nghỉ ngơi khi làm nương, đi rừng, người dân lại dạo xung quanh để tìm hái loại trái này đem về bán, hoặc làm quà cho con cháu ở nhà.
Tùy theo thời gian đã sinh trưởng mà lượng quả hái được của mỗi cây khác nhau, nhưng ít thì cũng được 20-40 quả/cây.
Nếu gặp cây ổi rừng mọc lâu năm mà người dân hay gọi là ổi cổ thụ, với chiều cao lên đến 5-7m, đường kính của tán lá từ 3-4m thì số quả hái được đựng cả gùi.
Thời gian gần đây, ổi rừng được xếp vào sản phẩm "sạch 100%" nên được nhiều người tiêu dùng ở đồng bằng ưa chuộng. Giá bán loại trái rừng này khá rẻ, chỉ từ 2.000-3.000 đồng/12-14 quả.
Ổi rừng ra hoa và cho quả quanh năm.
Cây ổi rừng được người dân ở thôn Nước Nong, xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây đem về trồng trong vườn nhà.
Những năm gần đây, tình trạng rừng đồi bị chặt phá, triệt hạ ồ ạt trái phép để lấy đất trồng keo, bạch đàn, mì (sắn) đã khiến cho số lượng ổi rừng giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà... đã mang cây ổi rừng về trồng ven bờ vườn xung quanh nhà để tạo bóng mát và thu quả bán.
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.
Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).
Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.
Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.
Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.