Ổi rừng giòn ngọt sạch 100% làm xiêu lòng chị em thành thị

Vì mọc hoang dã nên quả ổi rừng chỉ bằng, hoặc nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn và bề mặt cũng không mướt, láng... nên nhìn không bắt mắt bằng ổi trồng trong vườn nhà dưới đồng bằng.
Thế nhưng bù lại, khi chín quả ổi rừng có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, ruột ít cơm.
Tuy nhiên, ngon hơn cả là khi ăn quả ổi gần chín chấm với muối ớt.
Vị ngọt, chua và giòn của ổi rừng, cộng với cái mặn của muối và cay xè của ớt thừa sức để làm xiêu lòng nhiều chị em thị thành.
Là sản phẩm sạch nên hiện ổi rừng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chỉ cần đi dọc theo bất kỳ vùng đồi, núi nào ở Quảng Ngãi cũng có thể tìm thấy ổi rừng.
Loại quả này cho trái quanh năm, thế nhưng theo người dân ở vùng núi Quảng Ngãi thì nhiều nhất là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Tranh thủ những lúc nghỉ ngơi khi làm nương, đi rừng, người dân lại dạo xung quanh để tìm hái loại trái này đem về bán, hoặc làm quà cho con cháu ở nhà.
Tùy theo thời gian đã sinh trưởng mà lượng quả hái được của mỗi cây khác nhau, nhưng ít thì cũng được 20-40 quả/cây.
Nếu gặp cây ổi rừng mọc lâu năm mà người dân hay gọi là ổi cổ thụ, với chiều cao lên đến 5-7m, đường kính của tán lá từ 3-4m thì số quả hái được đựng cả gùi.
Thời gian gần đây, ổi rừng được xếp vào sản phẩm "sạch 100%" nên được nhiều người tiêu dùng ở đồng bằng ưa chuộng. Giá bán loại trái rừng này khá rẻ, chỉ từ 2.000-3.000 đồng/12-14 quả.
Ổi rừng ra hoa và cho quả quanh năm.
Cây ổi rừng được người dân ở thôn Nước Nong, xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây đem về trồng trong vườn nhà.
Những năm gần đây, tình trạng rừng đồi bị chặt phá, triệt hạ ồ ạt trái phép để lấy đất trồng keo, bạch đàn, mì (sắn) đã khiến cho số lượng ổi rừng giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà... đã mang cây ổi rừng về trồng ven bờ vườn xung quanh nhà để tạo bóng mát và thu quả bán.
Related news

Những năm gần đây, một số nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trồng luân canh ấu trên nền đất ruộng trũng và trồng xen trong mương liếp vườn vào mùa nước nổi, đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Để giữ vững danh hiệu văn hóa, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Chính quyền xã Ba Liên đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho đồng bào Hrê nơi đây cách làm kinh tế và giữ gìn sinh kế bền vững từ mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nhờ đó, không ít hộ dân thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá.

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hoạt động mua sắm công của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã ưu tiên chọn, sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.