Ô-xtrây-li-a chính thức cho phép nhập khẩu trái vải tươi của Việt Nam

Đây là kết quả sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a, là một trong những kết quả từ chuyến thăm chính thức Ô-xtrây-li-a của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vải là loại trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Ô-xtrây-li-a, mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài...
Theo văn bản trên, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật của Ô-xtrây-li-a để ký các hợp đồng thương mại. Theo quy định của Ô-xtrây-li-a, để xuất khẩu trái vải tươi của Việt Nam vào thị trường này phải bảo đảm năm yêu cầu về vùng trồng, cơ sở đóng gói vải, bao bì và ghi nhãn, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch lô vải xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.