Hệ Lụy Biến Đổi Khí Hậu Với Sản Xuất Vụ Xuân
Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...
Huyện Quang Bình đã chuyển đổi 270,5 ha diện tích lúa sang trồng màu vụ Xuân, diện tích bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là: Lạc 1.722,6 ha (cộng cả diện tích chuyển đổi), ngô là 1.491,5 ha (cả diện tích chuyển đổi). Theo đánh giá sơ bộ, số diện tích lạc sẽ giảm khoảng 30% năng suất so với vụ Xuân năm trước. Tương tự, năng suất cây ngô cũng giảm khoảng 23 – 25% so cùng kỳ, nguyên nhân được xác định ban đầu do thời tiết.
Qua theo dõi vụ Xuân, tỷ lệ giờ nắng quá thấp, độ ẩm cao, ngày nóng ẩm kéo dài tới trên 60 ngày liên tục đã làm giảm khả năng quang hợp, dẫn đến cây yếu, sâu bệnh, chủ yếu là nấm bệnh thối nhũn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tình trạng trên đã làm cho không ít diện tích ngô Xuân bị gãy thân, đổ rạp.
Kiểm tra thực tiễn tại xã Vĩ Thượng cho thấy, diện tích ngô gãy đổ ngang thân chủ yếu trồng trên đất soi bãi và một phần diện tích trên đất lúa 1 vụ. Diện tích lạc bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm trong diện tích đất ruộng cao, ít nước, được chuyển từ trồng lúa, sang trồng lạc. Qua kiểm tra nhổ thử cây lạc được trồng tại ruộng cho thấy, cây rất tốt, song rất ít củ.
Nhiều khóm không có củ mà chỉ toàn dễ. Bà con trong xã cho rằng, thời tiết ít nắng, nóng ẩm kéo dài đã làm thối rữa hoa lạc lúc đâm tia, tạo củ và gây nên khả năng mất mùa vụ Xuân trên diện tích lạc, ngô. Riêng đối với cây lúa Xuân thì ít bị ảnh hưởng hơn.
Trên địa bàn huyện Bắc Quang qua khảo sát cho thấy, tình trạng ngô, lạc bị gãy đổ không hề nhỏ. Tại xã Đồng Yên, anh Hoàng Hải Chư, Chủ tịch UBND xã cho biết: Vụ Xuân năm nay, Đồng Yên trồng 732 ha lạc, ngô còn có 75 ha và lúa Xuân chỉ còn trên 55 ha.
Hiện tại kiểm tra đồng ruộng cho thấy, cây ngô bị gãy ngang thân khoảng 22 ha, chiếm tới 1/3 diện tích, cây lạc mỗi gốc chỉ có vài ba củ. Đánh giá sơ bộ diện tích lạc bị ảnh hưởng nặng nhất và năng suất ước chỉ thu được khoảng 1/3 so cùng kỳ năm ngoái.
Mất mùa vụ Xuân đã cầm chắc trong tay, anh Chư khẳng định. Qua khảo sát thực tiễn, vụ Xuân này, huyện Bắc Quang chuyển đổi diện tích trồng lúa, sang trồng lạc là khá lớn, tới cả ngàn ha. Các xã vùng trọng tâm chuyển đổi là Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành... cây trồng đang nằm trong tình trạng: Ngô bị gãy ngang thân do bệnh thối nhũn; lạc thì không có củ, toàn dễ và lá. Nỗi lo mất mùa, đói kém đang bao trùm trong dân.
Khác hẳn với các huyện vùng thấp, tại huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì; thời tiết khô hạn kéo dài, kèm nắng nóng đầu mùa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Xuân. Đã có trên 400 ha ngô của Xín Mần bị hủy bỏ, trồng lại. Diện tích lúa các xã vùng cao phía Bắc của huyện bị thiếu nước, ngô bị héo rũ vẫn xảy ra.
Chiều tối ngày 3.5 mới có trận mưa đầu tiên sau mấy tháng khô hạn được đánh giá là trận “mưa vàng” hy vọng cứu vớt cho các loại cây trồng vụ Xuân. Tại sao lại có sự diễn biến thời tiết khác biệt phức tạp, không tuân theo quy luật trước kia làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ Xuân? Ai cũng nhận thấy, sự biến đổi khí hậu bất thường đã và đang diễn ra. Sự biến đổi trên đã đem đến một hệ lụy khó lường cho đời sống, sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay.
Diễn biến xấu của thời tiết đòi hỏi các nhà nông học, khoa học, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải “đổi mới” cách nhìn và cần thận trọng hơn trong chỉ đạo sản xuất nhất là việc áp dụng, sử dụng: Giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác.
Cần sớm tổ chức tuyên truyền đến người dân về tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống để mọi người biết cách phòng ngừa.
Theo nhận định, đa số các gia đình ít có điều kiện đầu tư chăm bón các loại cây trồng bằng phân hóa học mà chủ yếu dùng phân chuồng trong vụ Xuân này lại “ít” bị thiệt hại hơn, thậm trí là vẫn được mùa.
Có thể bạn quan tâm
"Diêm dân có thu nhập hơn 16 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi Artemia", đó là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) tại Hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình nuôi Artemia”.
Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao. Đây là tín hiệu vui cho người chăn nuôi nhưng gây ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới.
Tôm trong nước đang có giá cao do thương lái Trung Quốc tranh mua đẩy giá lên. Điều này khiến doanh nghiệp “kêu trời” vì tranh mua không nổi khiến thiếu nguồn tôm xuất khẩu.
Trước thực trạng đó nhằm giúp người nông dân khôi phục được nghề nuôi dê góp phần tạo thu nhập xóa đói giảm nghèo các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn”.
Trong đó, diện tích ao gia đình: 2.285 ha; hồ chứa nhỏ: 1.100 ha ; hồ Núi Cốc: 2.500 ha ; nuôi cá ruộng: 115 ha. Theo đó, sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 7.500 tấn, trong đó, sản lượng cá Tầm là 30 tấn.