Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo
Từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) phải khốn khổ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ nuôi heo trên địa bàn gây ra; nhiều lần bà con đã phản ánh lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến các hộ nuôi heo của ông Nguyễn Chút, Nguyễn Sô và Nguyễn Nghiệp cùng ở tổ 5, mỗi nhà nuôi trên 20 con heo, nhưng không làm hố biôga để tận dụng làm chất đốt mà cứ thế đặt ống từ chuồng nuôi rồi xả thẳng nước thải ra trước ruộng. Nước thải từ trong nhà những hộ nuôi heo này đổ ra con mương có màu đen sì, đặc quánh, luôn bốc mùi hôi thối.
Bà Trần Thị Bê, ở cùng địa phương, bức xúc cho biết: Trước đây môi trường ở vùng quê này rất trong lành, nhưng từ khi một số hộ nuôi heo mà không xử lý chất thải thì môi trường đã xấu đi nghiêm trọng. Gió mang mùi hôi thối từ trại heo bay vào nhà khiến mọi người không thể chịu nổi. Đã vậy, nước thải cứ cho chảy ra ruộng phía trước càng tăng thêm mức độ ô nhiễm. Không chỉ gia đình bà Khâm, nhiều gia đình sống gần các hộ nuôi heo này cũng rất bức xúc. Theo chị Hòa, một hộ dân ở gần đó: Chúng tôi ở riết rồi cũng phải chấp nhận và cũng “quen” dần chứ có ai giải quyết được gì đâu.
Bà con nơi đây cho biết đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại qua cán bộ phường, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai trả lời. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Thanh Tín, khu vực trưởng khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, có ý kiến: Địa bàn khu vực 2 hiện nay rất phức tạp, nhất là chuyện ô nhiễm môi trường, việc nuôi heo của một số hộ dân còn quá bừa bãi, những hộ dân ở đây còn bỏ rác dọc hai bên đường. Yêu cầu chính quyền địa phương xem xét, giải quyết một cách triệt để.
Qua thực tế tại đây, chúng tôi thấy các hộ dân sống tại khu vực này mỗi ngày vẫn phải chịu trận mùi phân heo hôi thối do những cơn gió hắt thẳng vào nhà. Mặc dù một số hộ đã xây bức tường cao để chắn trước cửa nhà để ngăn cách với tình trạng ô nhiễm trên song vẫn còn ngửi thấy mùi phân heo nồng nặc từ những đám ruộng bốc lên.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ chăn nuôi heo ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, người dân nơi đây rất mong ngành chức năng cùng chính quyền địa phương kiểm tra thực tế và có hướng xử lý để trả lại không khí trong lành cho bà con.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.
Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.
Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.
Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 - 5 lần cá tra.