Nuôi Vọp Trong Vuông Tôm
Vọp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon, có vị ngọt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn vọp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thay vào đó là loại vọp nuôi lồng, bè chất lượng thịt không ngon như vọp sống trong môi trường tự nhiên, ruột lại nhỏ nên người dân không mấy quan tâm.
Trước thực tế trên, anh Võ Văn Thắng (ấp Bồ Cộ, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi vọp trong vuông tôm. Theo anh, để vọp sống trong bùn đất sẽ hấp thu các chất thải của tôm, cá và các chất dinh dưỡng trong nước để tăng trưởng, qua đó cải thiện được môi trường trong vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm, cá phát triển.
Trải qua thời gian nuôi, cách làm của anh Thắng đã mang lại kết quả khả quan. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm trong quá trình nuôi vọp của anh Thắng.
Về con giống: Con giống chủ yếu bắt từ tự nhiên, kích cỡ khoảng 30 con/kg. Chọn những con có kích cỡ tương đối đồng đều, không hé miệng, tốt nhất chọn những lô vọp giống mới thu về.
Vận chuyển: Chọn bao bì thấm nước, mỗi bao đựng khoảng 50 - 60 kg vọp giống; thường xuyên tưới nước mặn lên bao khi vận chuyển để tránh vọp mất nước mà chết. Nên vận chuyển vào ban đêm vì trời mát, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vọp; tránh mưa và nước ngọt. Sau khi vận chuyển về, đổ vọp vào giỏ để ngâm nước khoảng 1 giờ, nhằm giúp vọp quen với nước vuông và loại bỏ số vọp chết nổi trên mặt nước.
Thả giống: Thả con giống vào khoảng tháng 7 - 8. Thả giống khi lấy nước vào ngập trảng để tránh vọp bị vùi lấp dưới bùn. Chọn những trảng có bùn đáy khoảng 20 - 30 cm là tốt, nơi có lớp đất mềm, dẻo. Rải vọp phân tán đều khắp trảng; tránh tình trạng thả tập trung, vì như thế vọp sẽ dễ bị vùi lấp và thiếu dinh dưỡng, gây ra hiện tượng lớn nhỏ không đều.
Chăm sóc: Vọp chủ yếu dùng thức ăn tự nhiên nên không cần cho ăn, chỉ cần xổ nước ra vào thường xuyên để thay đổi nguồn nước, kích thích cho vọp và tôm tăng trưởng. Xổ nước đồng thời còn giúp cho rong tảo tự nhiên và các sinh vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn cho vọp, tôm và các vật nuôi khác.
Thu hoạch: Sau thời gian từ 10 - 12 tháng thả nuôi, vọp sẽ đạt kích cỡ 10 - 12 con/kg ta tiến hành thu hoạch. Cách thu, chủ yếu dùng tay mò hoặc xả nước cạn rồi thu gom.
Mỗi năm gia đình anh Thắng thả nuôi khoảng 2 tấn vọp giống, với giá giống khoảng 8.000 đồng/kg. Sau 1 năm nuôi, anh Thắng thu hoạch vọp thương phẩm với giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, mang lại thu nhập bình quân 43 triệu đồng.
Hiện nay mô hình này phát triển khá ổn định, ít dịch bệnh, được nhiều hộ dân lân cận anh Thắng áp dụng thành công. Đây cũng là mô hình mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân, góp phần tăng thu nhập cho gia đình
Có thể bạn quan tâm
Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).
Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...
Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.