Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Vọp Trong Vuông Tôm

Nuôi Vọp Trong Vuông Tôm
Publish date: Thursday. October 6th, 2011

Vọp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon, có vị ngọt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn vọp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thay vào đó là loại vọp nuôi lồng, bè chất lượng thịt không ngon như vọp sống trong môi trường tự nhiên, ruột lại nhỏ nên người dân không mấy quan tâm.

Trước thực tế trên, anh Võ Văn Thắng (ấp Bồ Cộ, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi vọp trong vuông tôm. Theo anh, để vọp sống trong bùn đất sẽ hấp thu các chất thải của tôm, cá và các chất dinh dưỡng trong nước để tăng trưởng, qua đó cải thiện được môi trường trong vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm, cá phát triển.

Trải qua thời gian nuôi, cách làm của anh Thắng đã mang lại kết quả khả quan. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm trong quá trình nuôi vọp của anh Thắng.

Về con giống: Con giống chủ yếu bắt từ tự nhiên, kích cỡ khoảng 30 con/kg. Chọn những con có kích cỡ tương đối đồng đều, không hé miệng, tốt nhất chọn những lô vọp giống mới thu về.

Vận chuyển: Chọn bao bì thấm nước, mỗi bao đựng khoảng 50 - 60 kg vọp giống; thường xuyên tưới nước mặn lên bao khi vận chuyển để tránh vọp mất nước mà chết. Nên vận chuyển vào ban đêm vì trời mát, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vọp; tránh mưa và nước ngọt. Sau khi vận chuyển về, đổ vọp vào giỏ để ngâm nước khoảng 1 giờ, nhằm giúp vọp quen với nước vuông và loại bỏ số vọp chết nổi trên mặt nước.

Thả giống: Thả con giống vào khoảng tháng 7 - 8. Thả giống khi lấy nước vào ngập trảng để tránh vọp bị vùi lấp dưới bùn. Chọn những trảng có bùn đáy khoảng 20 - 30 cm là tốt, nơi có lớp đất mềm, dẻo. Rải vọp phân tán đều khắp trảng; tránh tình trạng thả tập trung, vì như thế vọp sẽ dễ bị vùi lấp và thiếu dinh dưỡng, gây ra hiện tượng lớn nhỏ không đều.

Chăm sóc: Vọp chủ yếu dùng thức ăn tự nhiên nên không cần cho ăn, chỉ cần xổ nước ra vào thường xuyên để thay đổi nguồn nước, kích thích cho vọp và tôm tăng trưởng. Xổ nước đồng thời còn giúp cho rong tảo tự nhiên và các sinh vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn cho vọp, tôm và các vật nuôi khác.

Thu hoạch: Sau thời gian từ 10 - 12 tháng thả nuôi, vọp sẽ đạt kích cỡ 10 - 12 con/kg ta tiến hành thu hoạch. Cách thu, chủ yếu dùng tay mò hoặc xả nước cạn rồi thu gom.

Mỗi năm gia đình anh Thắng thả nuôi khoảng 2 tấn vọp giống, với giá giống khoảng 8.000 đồng/kg. Sau 1 năm nuôi, anh Thắng thu hoạch vọp thương phẩm với giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, mang lại thu nhập bình quân 43 triệu đồng.

Hiện nay mô hình này phát triển khá ổn định, ít dịch bệnh, được nhiều hộ dân lân cận anh Thắng áp dụng thành công. Đây cũng là mô hình mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân, góp phần tăng thu nhập cho gia đình


Related news

Phục Hòa Tiêm Phòng 37.886 Liều Vắc Xin Cho Gia Súc, Gia Cầm Phục Hòa Tiêm Phòng 37.886 Liều Vắc Xin Cho Gia Súc, Gia Cầm

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.

Tuesday. July 29th, 2014
Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…

Friday. August 8th, 2014
Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất

Từ năm 2013 đến nay, Công ty Xây dựng Thanh Phương ( Hà Quảng) đầu tư cho 26 hộ dân xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng) trồng 34 ha cây keo, đạt 90% kế hoạch.

Tuesday. July 29th, 2014
Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

Tuesday. July 29th, 2014
Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

Friday. August 8th, 2014