Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Cao Và Bền Vững Với Môi Trường
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Trước đây, nông dân xã Yên Trạch chủ yếu chăn nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, thu nhập từ nghề chăn nuôi không cao, thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Khắc phục hạn chế trên, tháng 8/2012, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) đã xây dựng mô hình "Chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP" tại xã Yên Trạch với 9 hộ tham gia. Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con.
Trước khi tổ chức thực hiện, Hội Nông dân huyện, xã tiến hành lựa chọn hộ tham gia; đơn vị cung ứng giống gà, cung ứng một phần thức ăn chăn nuôi và tập huấn kỹ thuật. Nhờ đó, các hộ nắm vững kiến thức về an toàn sinh học; đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất, tạo ra sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường.
Các hộ tham gia phải có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu và tuân thủ quy trình kỹ thuật; thực hiện đúng những điều đã cam kết như: đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, thức ăn, nước uống; đảm bảo công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh đúng kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ gà sống khá cao, đạt trên 95%.
Gia đình anh Vi Minh Hoàng là một trong 9 hộ tham gia mô hình với 600 con gà giống Lương phượng. Anh cho biết: "Từ khi tham gia mô hình nuôi gà an toàn sinh học, tôi đã hiểu thêm nhiều kiến thức, cách chăm sóc theo từng giai đoạn để gà lớn nhanh; cách phòng các loại bệnh dịch gà thường mắc".
Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi như úm gà con, phun thuốc sát trùng, tiêm vắc-xin phòng ngừa đầy đủ các loại bệnh dịch nên tỷ lệ sống của đàn gà nhà anh Hoàng đạt 95%, trọng lượng trung bình 2,6 - 2,8 kg/con. Với giá bán khoảng 50.000 đồng/kg, ước tính gia đình anh thu trên 70 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 30 triệu đồng.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi gà an toàn sinh học nên nhiều hộ ở xã Yên Trạch đã áp dụng mô hình này. Chị Hà Thị Chín ở thôn Nà Thà cho biết: "Từ khi nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, gà lớn nhanh như thổi. Sau hơn 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng trên 2,5kg. Trước đây, nuôi theo cách cũ, gà chỉ nặng 1,6kg, tỷ lệ gà con chết khá cao".
Theo các hộ tham gia mô hình, nếu áp dụng đúng kỹ thuật thì việc nuôi gà tương đối dễ dàng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, do gà được nuôi nhốt tập trung nên chuồng nuôi không chiếm nhiều diện tích. Như vậy, trong một năm, có thể nuôi được 3 lứa, số lượng 400 - 600 con, mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Việc nuôi gà an toàn sinh học theo quy trình VietGAHP yêu cầu vốn ít, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình giúp người nuôi từ bỏ tập quán chăn nuôi cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh; giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có cơ hội thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng Hạ tỉnh Long An trong những năm qua phát triển khá nhanh về diện tích và đối tượng nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dù đã trải qua thời gian khá dài nhưng nhìn chung việc áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm của người dân vẫn còn nhiều mặt hạn chế, mô hình nuôi còn nhỏ lẻ, nguồn nước trong vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh luôn đe dọa ở mức độ cao.
Nuôi ếch Thái Lan, gia đình anh Giáp Văn Bảo (SN 1984), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cung cấp giống và ếch thịt ra thị trường.
Sở NN-PTNN vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu), đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.
Có nhiều loại thủy sản thương phẩm, thủy sản giống không rõ nguồn gốc được bày bán, lưu thông trên địa bàn Hà Nội đang là mối lo ngại của cả người nuôi trồng thủy sản (NTTS) và người tiêu dùng Thủ đô.
Ông Tu Thanh Hường (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), từ lâu đã áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng “sinh học” và được đánh giá là khá thành công. Khởi đầu nuôi tôm cách đây hơn 10 năm, với 1,5 ha đầu tiên, hiện nay ông mạnh dạn đầu tư và tăng dần thêm diện tích hơn 7 ha.