Nuôi vịt trời ở phố núi
Ông Tuyên trong trang trại nuôi vịt trời
Đó là nhận định của nhiều nông dân làm cà phê ở xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khi đến tham quan mô hình nuôi vịt trời của ông Nguyễn Hữu Tuyên trên địa bàn xã.
Đây cũng là cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên và lớn nhất hiện nay ở Đắk Lắk.
Ông Tuyên cho biết trang trại được xây dựng từ năm 2009, ban đầu nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Đầu năm 2014, ông chuyển sang nuôi vịt trời với nguồn giống lấy từ tỉnh Bắc Giang.
Trên diện tích gần 2 ha, ông Tuyên xây 4 ao nuôi cùng hệ thống chuồng trại khép kín dành riêng cho các loại vịt đẻ, vịt thịt thương phẩm, vịt con, cùng một khu ấp trứng rộng rãi.
Theo ông Tuyên, vịt trời dễ nuôi nhưng chậm lớn, phải mất hơn 4 tháng mới đủ trọng lượng xuất chuồng (hơn 1 kg), nhiều hơn 1 tháng so với vịt nhà.
Bù lại, vịt trời giá cao, lại luôn đắt hàng.
Thức ăn cho vịt ngoài cám tổng hợp, còn thêm các loại ngũ cốc do ông tự chế biến.
Hiện trang trại của ông thường xuyên có khoảng 3.000 con vịt trời; trong đó hơn 1.000 vịt thương phẩm; 200 vịt sinh sản mỗi ngày đẻ gần 100 trứng.
Vịt thịt có giá bán 230.000 - 250.000 đồng/con. “Mỗi năm tôi xuất bán gần 30.000 con vịt thịt.
Vịt đẻ bao nhiêu trứng, tôi đều cho ấp nở bấy nhiêu, ngoài ra còn mua thêm hàng ngàn trứng từ Bắc Giang vào để ấp mới đủ số vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường”, ông Tuyên cho biết.
Ông Tuyên hiện là công chức làm việc trong ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đắk Lắk, nuôi vịt trời, theo ông, chỉ là nghề “tay trái” nhưng mỗi năm thu lãi chừng 1 tỉ đồng.
Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Đắk Lắk mà còn xuất đi các tỉnh lân cận.
Ông cũng cung cấp hàng ngàn con vịt giống và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học hỏi cách nuôi.
Nhận thấy thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, ông Tuyên có kế hoạch mở thêm các cơ sở nuôi vịt trời “vệ tinh” ở các huyện vùng sông nước trong tỉnh.
Hiện đã có hộ nuôi hơn 2.000 con vịt trời trên hồ thủy điện ở H.Buôn Đôn, được ông Tuyên cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.
Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.
Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.
Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.
Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng