Nuôi vịt trời ở phố núi

Ông Tuyên trong trang trại nuôi vịt trời
Đó là nhận định của nhiều nông dân làm cà phê ở xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khi đến tham quan mô hình nuôi vịt trời của ông Nguyễn Hữu Tuyên trên địa bàn xã.
Đây cũng là cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên và lớn nhất hiện nay ở Đắk Lắk.
Ông Tuyên cho biết trang trại được xây dựng từ năm 2009, ban đầu nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Đầu năm 2014, ông chuyển sang nuôi vịt trời với nguồn giống lấy từ tỉnh Bắc Giang.
Trên diện tích gần 2 ha, ông Tuyên xây 4 ao nuôi cùng hệ thống chuồng trại khép kín dành riêng cho các loại vịt đẻ, vịt thịt thương phẩm, vịt con, cùng một khu ấp trứng rộng rãi.
Theo ông Tuyên, vịt trời dễ nuôi nhưng chậm lớn, phải mất hơn 4 tháng mới đủ trọng lượng xuất chuồng (hơn 1 kg), nhiều hơn 1 tháng so với vịt nhà.
Bù lại, vịt trời giá cao, lại luôn đắt hàng.
Thức ăn cho vịt ngoài cám tổng hợp, còn thêm các loại ngũ cốc do ông tự chế biến.
Hiện trang trại của ông thường xuyên có khoảng 3.000 con vịt trời; trong đó hơn 1.000 vịt thương phẩm; 200 vịt sinh sản mỗi ngày đẻ gần 100 trứng.
Vịt thịt có giá bán 230.000 - 250.000 đồng/con. “Mỗi năm tôi xuất bán gần 30.000 con vịt thịt.
Vịt đẻ bao nhiêu trứng, tôi đều cho ấp nở bấy nhiêu, ngoài ra còn mua thêm hàng ngàn trứng từ Bắc Giang vào để ấp mới đủ số vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường”, ông Tuyên cho biết.
Ông Tuyên hiện là công chức làm việc trong ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đắk Lắk, nuôi vịt trời, theo ông, chỉ là nghề “tay trái” nhưng mỗi năm thu lãi chừng 1 tỉ đồng.
Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Đắk Lắk mà còn xuất đi các tỉnh lân cận.
Ông cũng cung cấp hàng ngàn con vịt giống và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học hỏi cách nuôi.
Nhận thấy thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, ông Tuyên có kế hoạch mở thêm các cơ sở nuôi vịt trời “vệ tinh” ở các huyện vùng sông nước trong tỉnh.
Hiện đã có hộ nuôi hơn 2.000 con vịt trời trên hồ thủy điện ở H.Buôn Đôn, được ông Tuyên cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.
Related news

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.