Nuôi Vịt Đẻ Siêu Trứng - Đầu Tư Đúng Hướng
Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.
Ông mua những loại cám chất lượng cao và có chế độ ăn hợp lý cho đàn vịt giống. Để năng suất, chất lượng trứng tốt, cứ 2 năm ông lại thay vịt giống một lần.
Ông Vui tâm sự: “Nuôi vịt đẻ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật, chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc và đặc biệt là cách phòng trừ dịch bệnh”. Với kinh nghiệm tích lũy từ trước, đàn vịt của gia đình ông chưa gặp dịch bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến số lượng, tỷ lệ vịt đẻ luôn đạt trên 90%. Hiện nay, gia đình ông nuôi trên 500 con vịt đẻ, mỗi ngày thu hơn 450 quả trứng.
Với mức giá trung bình từ 3.000 đồng đến 4.000 đồng/quả, mỗi năm gia đình ông thu trên 100 triệu đồng từ nuôi đàn vịt đẻ. Trứng vịt tại trang trại nhà ông Vui to và đều quả. Ông Vui chia sẻ: “Do gia đình sử dụng giống vịt siêu trứng, chú ý đến khâu chọn giống và chế độ chăm sóc nên trứng rất to, chất lượng giống cũng tốt hơn”.
Về chặng đường làm giàu gian nan, ông Vui nhớ lại: “Ban đầu, tôi gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức chăn nuôi. Nhờ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, tôi tiến hành vay thêm 20 triệu đồng của Ngân hàng NN&PTNT và thông qua kênh Hội Cựu chiến binh, chúng tôi vay 60 triệu đồng, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Vừa xây dựng chuồng trại, tôi vừa tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ gia đình trong xã, tìm hiểu thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng chống bệnh dịch trên đàn gia cầm qua sách báo, các phương tiện thông tin”. Mấy năm trở lại đây, gia đình ông đầu tư 150 triệu đồng mua máy ấp trứng tạo sự quay vòng trong chăn nuôi”.
Để bảo đảm cho việc ấp nở, ông xây dựng khu chuyên phục vụ cho việc ấp trứng với hệ thống 3 lò ấp công suất 10.000 trứng/lò và khu chuẩn bị trước khi vịt nở. Đồng thời, ông quan tâm đến việc nghiên cứu đầu tư nâng cao chất lượng con giống. Nhờ kỹ thuật chăn nuôi tốt, ý thức vệ sinh phòng dịch chu đáo, tích cực áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, tuân thủ các quy trình sản xuất nên quy mô kinh doanh càng lúc càng mở rộng.
Ông Vui phấn khởi: “Mỗi ngày đàn vịt đều đặn cho hơn 450 quả/ngày. Sau khi thu, trứng được chuyển vào lò trữ trứng tươi. Do có uy tín từ lâu nên vịt con ra lò đến đâu đều được thương lái tới tận nơi thu mua, nhiều khi khách phải đặt trước mới có hàng. Hiện nay, một con vịt giống có giá khoảng 7-8 nghìn đồng, chỉ tính riêng việc ấp trứng mỗi tháng gia đình anh thu nhập từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng”.
Ông Phan Mậu Dư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Phước nhận xét: Do bản tính của cựu chiến binh là cần cù, chịu khó, cộng với niềm đam mê làm giàu nên ông Vui đã có những đầu tư đúng hướng trong phát triển kinh tế. Ông Vui còn là người rất năng nỗ trong tham gia các phong trào của đoàn thể và địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”
Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.
Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.
Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.