Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Bắp Nếp

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Chư Sê (Gia Lai) nói riêng trong những năm qua, đặc biệt là tình hình hạn hán xảy ra ở vụ Đông Xuân gây thiệt hại lớn cho người nông dân, ngành Nông nghiệp huyện Chư Sê đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ nhằm giảm bớt thiệt hại cho người nông dân, trong đó giải pháp tích cực là vận động, hướng dẫn người dân chuyển đổi diện tích lúa thường xuyên thiếu nước sang trồng các loại cây trồng khác ít cần nước hơn, chịu hạn tốt hơn.
Cụ thể, vụ Đông Xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương-Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên triển khai thực hiện mô hình trình diễn trồng bắp nếp HN92, quy mô 2,3 sào cho hộ nông dân Lê Trung Thương ở thôn 3, xã Ia Pal.
Theo đó, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương-Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên hỗ trợ 100% giống và 30% tiền phân bón cho hộ tham gia mô hình, Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho hộ tham gia mô hình và các hộ dân lân cận có nhu cầu. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, cây bắp sinh trưởng và phát triển khá tốt, hiện đã cho thu hoạch được hơn 500 trái, với giá bán hiện tại trên thị trường khá cao dao động khoảng 3,5 ngàn đồng đến 5 ngàn đồng/trái.
Đang gấp rút thu hoạch bắp để giao cho khách hàng, anh Lê Trung Thương phấn khởi cho chúng tôi biết: “Bắp già không kịp để bán, chỉ đủ để bán cho hàng xóm thôi các anh chị ơi”. Anh Thương nói tiếp: “Trồng bắp mùa này không cần tốn nhiều công chăm sóc, chỉ tốn công tưới thôi, cây ít sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, bắp trái to, hạt lại dẻo được khách hàng rất ưa chuộng”.
Theo tính toán của anh Thương, với 2,3 sào bắp nếp, gia đình anh thu ít nhất cũng được 7 ngàn đến 8 ngàn trái. Với giá bán hiện tại, sau khi trừ đi chi phí đầu tư, chăm sóc ban đầu thì lợi nhuận thu được gần 15 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với việc trồng các loại rau như những mùa vụ trước.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hợp-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê cho biết: Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả khá cao, trong thời gian tới trạm sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây lúa nước trong vụ Đông Xuân thường xảy ra thiếu nước, cho hiệu quả thấp sang trồng cây bắp nếp. Bởi do trồng bắp nếp trái mùa nên nhu cầu của thị trường còn khá lớn, trong khi đó nguồn cung bắp nếp trái trên địa bàn huyện thì rất hạn chế.
Có thể bạn quan tâm

Dù được dự báo là tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn trong vòng 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục thay đổi chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu, mở rộng thêm thị trường mới…

Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.

Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.

Hàng chục ha thanh long bị thối rễ, teo tóp cành là do nguyên nhân gì? Viện Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu đất, rễ để xét nghiệm…

Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Tài chính và NN&PTNT đề nghị bổ sung các quy định để có điều kiện quản lý Thông tư 08 về nhập khẩu đường của Bộ Công Thương.