Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tạm Dừng Thả Giống Tôm Khi Rét Đậm Tăng Cường

Cần Tạm Dừng Thả Giống Tôm Khi Rét Đậm Tăng Cường
Ngày đăng: 12/02/2014

Thả tôm giống thời tiết se lạnh kéo dài, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá cao, độ mặn, độ pH, môi trường nước hiện không ổn định gây bất lợi cho tôm nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đầu năm 2014, thời tiết ấm lên nên ở nhiều địa phương, người nuôi đã thả giống tôm mặc dù chưa tới thời vụ nuôi của địa phương.

Tuy nhiên, ngay trong tháng 1, đã có một số đợt không khí lạnh tràn xuống các tỉnh phía Nam làm nhiệt độ giảm (dưới 20 độ C). Theo dự báo, trong tháng 2 này sẽ còn có không khí lạnh tăng cường.

Hiện nay đã có khoảng 1.000 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính. Có thể thấy, thời tiết đang diễn biến bất lợi cho nghề nuôi tôm. Nhiệt độ xuống thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.

Ngay tại tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm biển năm 2014, tỉnh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,6 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 18.200ha và 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240ha; phấn đấu đạt trên 27.500 tấn tôm thương phẩm.

Chỉ riêng vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng hiện có gần 250 hộ bị thiệt hại do tôm chết với hơn 73 triệu con giống, chiếm gần 25% lượng giống thả nuôi.

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng, các địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo nội dung Công văn số 74/TCTS-NTTS ngày 13/1/2014 của Tổng cục Thuỷ sản vừa hướng dẫn.

Cụ thể, khi thời tiết có rét đậm, rét hại tăng cường, cần tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi tạm dừng thả giống. Quản lý, kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm lịch thời vụ thả giống tại địa phương đã được phê duyệt cho từng vùng. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào để đảm bảo chất lượng, nhất là các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và con giống.

Khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật đã được tổng kết từ mô hình nuôi thành công, quản lý tốt môi trường để phòng ngừa các loại dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo sâu bệnh bằng công nghệ GIS Cảnh báo sâu bệnh bằng công nghệ GIS

Thành phố Đà Lạt đã thiết lập hệ thống bản đồ phân bố dịch hại trên cây dâu tây thông qua ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý), làm cơ sở đưa ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả, kịp thời.

05/09/2015
Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn

Vừa qua, tại phường 6, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo sơ kết “Sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn năm 2014 - 2015”. 100 nhà vườn ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh đến dự.

05/09/2015
Công nghệ giúp vải tươi quanh năm Công nghệ giúp vải tươi quanh năm

Công nghệ CAS hoạt động theo nguyên lý đông lạnh nhanh ở nhiệt độ thấp và năng lượng từ trường làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường, giúp giữ được chất lượng sản phẩm tươi nguyên như ban đầu.

05/09/2015
Giống bơ ghép cháy hàng Giống bơ ghép cháy hàng

Từ đầu mùa mưa năm 2015 đến nay, người dân tại nhiều huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng, như: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc… đang ồ ạt tìm mua các loại giống bơ ghép về trồng. Chính điều này đã khiến cho các loại giống bơ ghép đầu dòng “cháy” hàng và bị đẩy giá lên cao hơn so với các năm trước.

05/09/2015
50 nông dân giỏi được cử dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9 50 nông dân giỏi được cử dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9

50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX.

05/09/2015