Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào

Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào
Ngày đăng: 30/07/2013

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

Thời hoàng kim của phong trào ương nuôi cá tra giống đã qua, không ít hộ nông dân cũng trắng tay. Trong ảnh là một máy cuốc đang san phẳng mặt ao nuôi cá tra giống ở Tiền Giang - Ảnh: Trung Chánh

Sản xuất theo phong trào, thấy vài người làm ăn hiệu quả từ một đối tượng cây, con nào đó, những người bên cạnh cũng đổ xô làm theo với mong muốn đổi đời đã trở thành căn bệnh khó trị vốn tồn tại phổ biến ở ĐBSCL.

Điển hình của cách làm ăn như trên phải kể đến là nông dân ở Tiền Giang, chỉ 1 – 2 héc ta diện tích ao ương cá tra giống của nông dân huyện Cai Lậy vào năm 2011, thì đến giữa năm 2012 đã tăng đến 117 héc ta. Tuy nhiên, thời dễ nuôi, dễ bán lại có lợi nhuận cao từ ương cá tra giống đã qua, không ít hộ nông dân dẫn phải trắng tay, thậm chí mang nợ… lại trở thành câu chuyện bàn tán của người dân nơi đây.

Ông Trịnh Công Minh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, cho biết diện tích ao ương cá tra giống còn nuôi của huyện Cai Lậy hiện chỉ còn 50%; phần còn lại, có 20 héc ta đã được san phẳng để trồng lúa và một số đã ngưng nuôi nhưng không có vốn để san phẳng trở lại.

Theo ông Minh, giá cá giống xuống quá thấp, dưới giá thành sản xuất, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng nên nông dân lỗ, không thể sản xuất tiếp.

Trái ngược tình hình trên, nông dân nuôi cá lóc giống tại An Giang, Trà Vinh đang tranh thủ mở rộng diện tích nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tại An Giang, thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương này, cho biết từ đầu năm đến nay, diện tích ao ương cá lóc giống đã tăng vượt 300 héc ta.

Tại huyện Trà Cú, Trà Vinh - địa phương dẫn đầu phong trào ương nuôi cá lóc của tỉnh - diện tích ao nuôi được đào mới từ đất ruộng trong nửa đầu năm 2013 tăng gấp 3 làn so với con số của năm 2012, đạt trên 300 héc ta.

Điều đáng nói ở đây, phong trào mở rộng diện tích ở những địa phương trên chủ yếu do nông dân tự phát nuôi, họ chỉ biết hiện tại nhu cầu thị trường đang có, chứ hoàn toàn không biết diễn biến sắp tới sẽ như thế nào?

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong số các mặt hàng thủy sản (cả thủy sản nuôi lẫn đánh bắt) xuất khẩu của Việt Nam, hoàn toàn không có đối tượng cá lóc. Hiện tại, cá lóc thương phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ nội địa thông qua các chợ truyền thống của Việt Nam.

Như vậy, điều gì sẽ đến với người nông dân khi sản lượng cá lóc nuôi tiếp tục tăng nhanh thời gian tới, trong khi thị trường tiêu thụ lại có hạn?v


Có thể bạn quan tâm

Tạm Trữ Gỡ Lối Ra Sản Phẩm Gia Cầm Tạm Trữ Gỡ Lối Ra Sản Phẩm Gia Cầm

Để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm gia cầm, đồng thời chuẩn bị sẵn nguồn sản phẩm này sau khi hết dịch CGC, TP.HCM đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trữ sản phẩm gia cầm. Nhờ đó, giá gà, giá trứng ở Đông Nam bộ (ĐNB) sau khi bị giảm sâu đã bắt đầu tăng trở lại.

11/03/2014
Giá Nấm Rơm Tăng Mạnh Giá Nấm Rơm Tăng Mạnh

Trồng nấm rơm nhẹ vốn, ít chi phí, lợi nhuận cao, đầu ra sản phẩm ổn định, lại có thể trồng nhiều vụ trong năm. Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao.

11/03/2014
Thí Điểm Việc Đánh Bắt Và Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật Bản Thí Điểm Việc Đánh Bắt Và Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật Bản

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết tỉnh đã cử 4 cán bộ sang Nhật học tập kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản cá ngừ đại dương.

11/03/2014
Khuyến Cáo Nông Dân Nên Bán Lúa Khô Khuyến Cáo Nông Dân Nên Bán Lúa Khô

Ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL vừa khuyến cáo nông dân nên phơi sấy lúa cho khô trước khi bán vì lợi nhuận cao hơn bán lúa tươi tại ruộng.

11/03/2014
Việt Nam Trở Thành Nước Sản Xuất Cao Su Thứ Ba Thế Giới Việt Nam Trở Thành Nước Sản Xuất Cao Su Thứ Ba Thế Giới

Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.

11/03/2014