Thị Xã Sông Công Năng Suất Lúa Mùa Sớm Ước Đạt Hơn 49 Tạ/ha
Vụ mùa năm nay T.X Sông Công gieo cấy được gần 1.800 ha lúa. Trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 1.000ha, còn lại là lúa mùa trung. Giống lúa chủ lực trồng trong vụ mùa này là Khang dân 18 chiếm khoảng 60% diện tích, các giống lúa lai chiếm 30% diện tích với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: VL 20; Bio 404; Syn 6...
Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín rộ nên các địa phương trên địa bàn thị xã đã tiến hành gặt đồng loạt. Vụ mùa này, tuy bị ảnh hưởng của sâu bệnh gây hại phát sinh đầu vụ và cuối vụ, nhưng do có sự chỉ đạo sát sao của UBND thị xã, sự hướng dẫn tích cực của cán bộ khuyến nông nên bà con nông dân đã thực hiện được những biện pháp chăm sóc phù hợp, qua đó diện tích lúa vẫn phát triển tốt, năng suất ước đạt trên 49 tạ/ha, tăng gần 2 tạ/ha so với vụ mùa năm 2013.
Thời điểm này, toàn thị xã đã thu hoạch được trên 50% diện tích lúa mùa sớm, dự kiến đến hết ngày 25-9 những diện tích còn lại sẽ được thu hoạch xong. Bà con nông dân các xã, phường tiến hành gặt đến đâu, làm đất ngay đến đó để chuẩn bị cho việc trồng cây màu vụ đông đúng khung lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.
Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.
Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.