Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh, cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Nuôi tôm theo công nghệ này tôm thu hoạch có gan đen và vỏ xanh đen, tôm chắc thịt, hệ số thức ăn 0,9.
Đặc biệt, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Thực hiện quy trình làm giảm rủi ro tôm chết trước 1 tháng tuổi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000m2.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý (12/14) để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Đồng thời, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%.
nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.