Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc
Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh, cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Nuôi tôm theo công nghệ này tôm thu hoạch có gan đen và vỏ xanh đen, tôm chắc thịt, hệ số thức ăn 0,9.
Đặc biệt, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Thực hiện quy trình làm giảm rủi ro tôm chết trước 1 tháng tuổi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000m2.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý (12/14) để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Đồng thời, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%.
nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Related news
Chị Trần Thị Tâm sinh năm 1973, trong gia đình đông chị em nghèo. Học hết THCS chị đi học nghề cắt tóc. Năm 2000 chị lập gia đình, cuộc sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng, tiền cắt tóc, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ không thể trang trải đủ cuộc sống cho gia đình.
Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.
Do diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường xen mì vào vườn cao su non nhưng làm đất bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.
Giá rau củ sau Tết rớt giá thê thảm khiến người trồng rau phải bán tống bán tháo, thậm chí có hộ còn mang ra làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Toàn huyện Cam Lâm có 2.148ha mía, tập trung chủ yếu ở xã Cam Hiệp Nam (520ha), Cam An Bắc (hơn 500ha), tiếp đó là Cam Hiệp Bắc (210ha), Cam An Nam, Cam Phước Tây.