Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ốc Hương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa)

Nuôi Ốc Hương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 18/12/2014

Ốc hương thường hay bị dịch bệnh, gây tổn thất cho người nuôi nhưng nó vẫn được đánh giá là loài cho hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Trần Thanh Phong – xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) gắn bó với nghề nuôi trồng hải sản hàng chục năm nay. Trước đây gia đình ông đã từng nuôi các loài hải sản như tôm sú, tôm thẻ, cá chẽm… Sau một thời gian, ông nhận thấy hiệu quả của các đối tượng nuôi này mặc dù cao nhưng độ rủi ro cũng cao không kém. Cách đây 5 năm, qua tìm hiểu, ông Phong đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đìa của gia đình sang nuôi ốc hương thương phẩm.

Hiện tại gia đình ông nuôi hơn 4 sào ốc hương, chia làm 2 ao. Bình quân mỗi năm nuôi 2 vụ, mỗi vụ 6 tháng. Với sản lượng trên 20 tấn ốc hương thương phẩm, giá bán khoảng 160 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 2 tỷ đồng. Theo ông Phong: ốc hương là loài hải sản dễ nuôi nhưng yêu cầu kỹ thuật khá cao. Hàng ngày phải thay nước trong đìa nuôi và vệ sinh thường xuyên vì nguồn nước ô nhiễm sẽ gây ra dịch cho ốc. Thức ăn của ốc hương là các loài cá, cá con nhỏ nhưng phải tươi. Nuôi ốc hương đầu tư khá cao, mỗi sào khoảng 500 đến 700 triệu đồng tiền giống, công và thức ăn...

Xã Cam Thịnh Đông là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Trong khoảng 3 năm nay, diện tích nuôi ốc hương của địa phương không ngừng tăng, từ 6ha ban đầu đến nay toàn xã đã nhân rộng lên gần 50ha. Ông Lê Hữu Ngạn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh cho biết hướng của chính quyền địa phương là vận động bà con mở rộng thêm diện tích nuôi ốc hương vì thu nhập rất cao. Việc nuôi ốc hương ổn định hơn các loài nuôi khác như cá mũ, cá chẽm, tôm thẻ, tôm sú vì dịch bệnh ít xảy ra.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm

Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.

25/11/2015
Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép

Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.

25/11/2015
Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn

Thời gian qua, nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.

25/11/2015
Đưa xã điểm nông thôn mới về đích Đưa xã điểm nông thôn mới về đích

Huyện Vị Thủy có 2 đơn vị được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ sự cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, đầu năm 2014, xã Vị Thanh được công nhận là xã NTM.

25/11/2015
Cộng đồng Kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức Cộng đồng Kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức

Với Tuyên bố Kuala Lumpur, Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng sẽ chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015 mở ra không ít cơ hội và thách thức.

25/11/2015