Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Cần Chủ Động Được Con Giống

Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Cần Chủ Động Được Con Giống
Ngày đăng: 18/12/2014

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Nuôi hàu mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 3.000ha bãi triều và mặt nước nuôi nhuyễn thể, chủ yếu là các loại: Tu hài, hàu Thái Bình Dương, điệp, ngao, ốc, sò, trai ngọc...

Trong đó, phải kể đến nuôi ngao đạt hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu về từ nuôi ngao đạt từ 40 đến 60 triệu đồng/ha, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, thị trường đầu ra tốt. Tu hài là một đối tượng nuôi mới, kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, vốn đầu tư thấp, không phải cho ăn, tỷ lệ sống cao, ít dịch bệnh, giá trị kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những năm trước đây phong trào nuôi tu hài trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh và thu hút được các ngư dân, các công ty đầu tư vào nuôi. Nhờ nuôi tu hài, nhiều hộ dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Nhiều công ty nuôi tu hài gây dựng được thương hiệu ở Vân Đồn như Đỗ Tờ, Vân Đồn, Quan Minh... Đặc biệt trong năm 2011 là năm bội thu từ tu hài, Quảng Ninh đã thu hoạch trên 2.000 tấn tu hài thương phẩm, trị giá khoảng 300 - 400 tỷ đồng.

Cùng với nuôi tu hài, hàu Thái Bình Dương cũng là đối tượng được đầu tư nuôi, đây là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, có thể tạo ra sản lượng lớn.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng trên 3.000 bè nuôi hàu, tập trung nhiều nhất là huyện Vân Đồn và rải rác một số hộ nuôi ở Cẩm Phả, Hạ Long, với hình thức nuôi dây treo là chủ yếu, năng suất khoảng 2,5 - 3,5 tấn/bè. Trước đây, các hộ nuôi chủ yếu nuôi dây treo thẳng đứng trên bè tre, gỗ, trong hai năm gần đây chuyển sang hình thức nuôi treo thẳng đứng hoặc treo võng trên hệ thống bè dây phao.

Hình thức nuôi này có chi phí xây dựng cao hơn nhưng có độ bền cao và đảm bảo an toàn hơn trong mùa mưa bão. Cùng với hình thức nuôi hàu treo, nuôi hàu rời cũng đang được tiến hành nuôi thử nghiệm và bước đầu cho kết quả tốt. Vịnh Bái Tử Long có môi trường nuôi hàu Thái Bình Dương lý tưởng nhất cả nước với sản lượng nuôi có thể đạt 40.000 tấn/ năm. Ngoài các loài nhuyễn thể trên, nuôi cấy trai ngọc cũng là một thế mạnh của địa phương.

Toàn tỉnh hiện có 3 công ty sản xuất ngọc trai, trong đó có 2 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Ngọc trai Phương Đông, Công ty Ngọc trai Taiheiyo Shinju Việt Nam và Công ty Ngọc trai Hạ Long). Nghề nuôi trai lấy ngọc đã tạo ra sản phẩm độc đáo, hàng năm các công ty sản xuất được từ 1,3 - 1,6 tấn ngọc trai thương phẩm, tạo việc làm cho khoảng 800 lao động.

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thì hiện nay những sản phẩm này vẫn mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước và chưa tạo được sản phẩm chủ lực để xuất khẩu, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn xuất phát từ việc chưa có cơ sở chủ động sản xuất con giống, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, kéo theo đó hạ tầng vùng nuôi còn manh mún, chưa tập trung…

Điều này dẫn đến khó khăn trong quá trình kiểm tra giống cũng như quá trình nuôi của các hộ dân. Đơn cử như từ đầu năm 2012, tu hài nuôi của Quảng Ninh bị bệnh nội ký sinh Perkinsus spp đã chết hàng loạt, gây thiệt hại khoảng trên 200 triệu con giống, giá trị thiệt hại con giống hàng trăm tỷ đồng.

Chính vì vậy, để hướng đến phát triển nuôi nhuyễn thể bền vững cần có quy hoạch nuôi cụ thể, chủ động được con giống tốt và kỹ thuật nuôi phải đảm bảo. Hiện Quảng Ninh, quy hoạch đã có nhưng chưa chi tiết, cụ thể, chưa đánh giá được sức tải môi trường…

Đây là việc khó nhưng chỉ khi đánh giá được sức tải môi trường thì mới có căn cứ quy hoạch đối tượng, mật độ, quy mô nuôi phù hợp. Hiện Trung ương cũng đã phê duyệt cho tỉnh dự án vùng hạ tầng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại Vân Đồn. Dự kiến, năm 2015 sẽ khởi công dự án. Một khi có thể chủ động được con giống, hình thành vùng sản xuất giống tập trung thì chắc chắn sẽ thu hút được các doanh nghiệp sản xuất giống. Qua đó có thể kiểm soát chất lượng giống dễ dàng hơn, hướng đến phát triển bền vững.

Nguồn bài viết: http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201412/phat-trien-nuoi-nhuyen-the-can-chu-dong-duoc-con-giong-2252964/


Có thể bạn quan tâm

Nông dân bỏ khoai trồng lúa Nông dân bỏ khoai trồng lúa

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

23/07/2015
ăng cường quản lý dư lượng thuốc BVTV trên cây rau và chè ăng cường quản lý dư lượng thuốc BVTV trên cây rau và chè

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

23/07/2015
3 cách làm nông mới ở doanh nghiệp Phong Thúy 3 cách làm nông mới ở doanh nghiệp Phong Thúy

Từ nhà nông trở thành nhà doanh nghiệp, trong 25 năm qua, anh Nguyễn Hồng Phong (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đúc kết 3 cách làm ăn mới để ổn định và phát triển trong thị trường nông sản cạnh tranh gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và sản xuất liên kết.

23/07/2015
Nhức nhối chất lượng phân bón Nhức nhối chất lượng phân bón

Cuối tuần trước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề nhức nhối được nhiều đại biểu đề cập là chất lượng phân bón và việc sử dụng không đúng cách gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

23/07/2015
Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Bệnh trắng lá mía phát triển và gây hại trên hàng trăm ha mía tại các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai ngay từ thời điểm đầu vụ đã và đang là mối lo của nhiều người trồng mía. Nguy cơ lây lan nhanh và rộng, lại chưa có thuốc đặc trị khiến công tác phòng-chống đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp địa phương trong điều kiện thời tiết liên tục diễn biến thất thường như hiện nay.

23/07/2015