Nhiều mẫu của các trang trại nuôi heo dương tính với chất tạo nạc

Trong 50 mẫu mà Thanh tra liên ngành lấy và gửi Trung tâm thuốc thú y Trung ương 2 xét nghiệm thì có đến 32 mẫu của 12 hộ nuôi dương tính với chất tạo nạc salbutamol.
Thanh tra liên ngành tỉnh đã mời những hộ này đến làm việc, nhưng chỉ có 1 hộ thừa nhận cho heo ăn chất cấm và chỉ ra người cung cấp chất cấm; những hộ khác không thừa nhận và cho rằng chất cấm đó có trong nguồn thức ăn.
"Trước mắt, chúng tôi yêu cầu họ cam kết không cho heo ăn chất cấm nữa, giữ lại những đàn heo đã dương tính để cơ quan chức năng đến làm xét nghiệm, khi nào âm tính với chất cấm thì mới cho xuất chuồng"- ông Chiến cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tồn dư chất cấm có thể bị ngộ độc cấp với biểu hiện run cơ, khó thở, tim đập nhanh, đau thắt ngực, tăng huyết áp, choáng váng, phù phổi, sẩy thai và có nguy cơ gây tử vong ở các trường hợp có bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường... khi sử dụng trong thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ nông dân (ND) xử lý rơm rạ tươi thành phân bón hữu cơ là chương trình được Hội Nông dân huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) thực hiện từ 2 năm nay.

Gần 3 năm nay giá gà thịt bấp bênh, dịch bệnh lại luôn đe dọa nên một số chủ trang trại không còn vốn để “liều”. Ngày càng nhiều chủ trang trại gà chọn giải pháp cho thuê chuồng trại hoặc nuôi gia công.

Ông Tạ Đình Đào - người mua được xe ô tô nhờ cây cam, phấn khởi cho hay, vụ cam năm ngoái, ông trúng đậm vì cam được mùa, được giá, đã bỏ ra 1,3 tỷ đồng mua xe Camry 2.4 làm phương tiện đi lại.

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.