Làm giàu từ mô hình nuôi gà Ai Cập

Sinh năm 1982, sau khi tốt nghiệp Trường Trung Cấp nghề Việt Đức (nay là Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) chuyên ngành điện, anh Hãn xin đi làm cho một công ty nhưng mức lương của một thợ điện mới ra trường rất thấp nuôi bản thân còn chưa đủ nghĩ chi đến việc lo cho cuộc sống gia đình mà công việc lại khá vất vả.
Nhiều đêm suy nghĩ, anh Hãn quyết định về nhà với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất của gia đình mình. Nghĩ là làm, năm 2007, sau khi nghiên cứu những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, anh Hãn bàn bạc với gia đình và vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT huyện Tam Dương, anh quyết định xây dựng chuồng trại nuôi gà đẻ Ai Cập.
Nhờ chịu khó mày mò, học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật nên mô hình nuôi gà của gia đình anh Hãn rất phát triển và đem lại hiệu quả cao.
Những ngày đầu với số lượng chỉ 500 con gà/lứa, khi việc chăn nuôi tiến triển thuận lợi, tạo động lực để chàng thanh niên trẻ bắt đầu quy hoạch, mở rộng chuồng trại và chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn. Một khu chăn nuôi theo công nghệ đệm lót sinh học với 4.000 con gà đẻ được hình thành.
Trung bình, mỗi ngày, gia đình anh Hãn thu từ 1.800 - 2.000 quả trứng gà. Với giá bán hiện tại là 2.600 đồng/quả. Từ nguồn vốn tích lũy được từ nuôi gà Ai Cập, anh Hãn đầu tư chuồng nuôi thêm 10 con lợn và bò sinh sản. Bên cạnh đó, anh cho trồng cây xung quanh khu chăn nuôi, vừa để lấy bóng mát, vừa lấy quả. Bằng việc mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia đình anh Hãn có nguồn thu nhập ổn định sau khi đã trừ chi phí, thu lãi 150 triệu đồng/năm.
Anh Hãn cho biết: Nuôi gà, việc phòng bệnh rất quan trọng, phải tiêm ngừa, cho uống thuốc phòng bệnh đúng định kỳ, nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh phải tách ra chuồng riêng để tránh lây sang con khác.
Ngoài ra, vào lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hay mùa đông giá rét, cần cho ăn nhiều hơn và sưởi ấm kịp thời. Nước uống cần phải sạch sẽ, phải thay nước thường xuyên tránh lây nhiễm các nguồn bệnh.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Hãn còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm làm ăn với người dân nông thôn.
Trong thời gian tới, anh Hãn dự định sẽ mở rộng diện tích chuồng trại và nhân rộng số lượng đàn gà, tăng thêm thu nhập cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Theo biên bản này, các nước thành viên thực thi các nỗ lực chung nhằm xúc tiến thương mại nông lâm sản trên thị trường quốc tế; cam kết tham vấn và hợp tác lẫn nhau nhằm tạo ra một vị thế ASEAN chung trên các diễn đàn quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông lâm sản...

Hiệp hội Mía đường cho rằng dù con số trên giảm thì doanh nghiệp ngành chế biến mía đường vẫn sẽ lỗ nặng khi tình trạng buôn lậu đường vẫn tràn lan trên các tuyến biên giới. Hiện giá đường đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/kg.

Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.