Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 15/09/2015

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Viện hóa sinh biển làm chủ nhiệm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học được phân lập từ các hồ nuôi tôm của Quảng Trị và các hồ nuôi tôm tại một số địa phương khác của miền Trung, để tạo ra công thức chế phẩm vi sinh có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, từ đó làm tăng khả năng sống sót của tôm và tăng sản lượng.

Cụ thể là đã tuyển chọn và định danh đến loài bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA cho các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn.

Các chủng có hoạt tính cao nhất được chọn cho lên men tạo chế phẩm. Nhóm nghiên cứu đã xác định các điều kiện lên men chìm và lên men rắn, cũng như cơ chất thích hợp cho từng loại lên men của các chủng sử dụng cho sản xuất chế phẩm Neo-Polymic.

Sau một thời gian nghiên cứu, chế phẩm Neo-Polymic được sản xuất thành công và được xác định là an toàn, không nhiễm E. coli hoặc Salmonella sp. Thời gian bảo quản chế phẩm trong túi kẽm ở điều kiện nhiệt độ thường là 8 tháng.

Sau khi nghiên cứu sản xuất thành công, chế phẩm Neo-Polymic được sử dụng thử nghiệm tại 3 mô hình thí điểm cho tôm thẻ chân trắng tại 3 địa phương khác nhau của Quảng Trị là Gio Linh, Triệu Phong và Vĩnh Linh, với diện tích hồ nuôi từ 3.500 đến 5000m2.

Kết quả phân tích nước hồ nuôi cho thấy các chỉ tiêu như pH, độ trong, độ kiềm, DO của các hồ có sử dụng chế phẩm Neo-Polymic dao động xung quanh mức độ tối ưu cho nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi các chỉ tiêu này trong các hồ đối chứng không sử dụng chế phẩm thấp hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng Neo-polymic, các hồ nuôi đều có tỷ lệ tôm sống khi thu hoạch lớn hơn, tôm phát triển tốt hơn và sản lượng tôm đều tăng cao hơn so với các hồ đối chứng.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

03/12/2013
Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

25/12/2013
Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

25/12/2013
Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

03/12/2013
Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

25/12/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.