Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh

Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh
Ngày đăng: 25/08/2015

Chúng tôi đến ao nuôi tôm của hộ gia đình ông Đặng Văn Sáu, thôn Hà Dong Nam, một trong những hộ có diện tích nuôi tôm lớn của xã. Ông Sáu chia sẻ: Tôi đã nuôi tôm từ nhiều năm nay, hiện gia đình có 3 ao nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 4ha. Mấy ngày hôm nay gia đình đang tập trung thu hoạch tôm, dự kiến vụ này thu được hơn 10 tấn, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng cho lãi khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do đợt nắng nóng kéo dài hồi tháng 6 khiến cho một số đầm nuôi tôm ở xã bị chết, gia đình tôi cũng bị mất trắng một ao.

Xã Hải Lạng là một trong những vùng nuôi tôm lớn của huyện Tiên Yên, hiện xã có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 977ha, trong đó nuôi tôm trên 800ha, diện tích nuôi tôm công nghiệp là 15ha, còn lại là nuôi quảng canh. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ đầu năm xã đã thông báo danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của 8 cơ sở cung cấp giống có uy tín, chất lượng trong và ngoài tỉnh theo thông báo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thế nhưng, hiện tượng tôm chết rải rác vẫn xảy ra.

Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm này có 140,7ha nuôi tôm bị chết, trong đó có 7 hộ nuôi công nghiệp tương đương 6,7ha. Có thể thấy, hiện tượng tôm chết không chỉ năm nay mới xuất hiện, mà từ năm 2012 trở lại đây, người nuôi trồng thuỷ sản của Hải Lạng liên tục bị thiệt hại do dịch bệnh gây nên. Được biết, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo về các vùng nuôi, đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi đối tượng nuôi khác như: Cá rô phi đơn tính, cá bớp, cá đối mục.

Mặc dù vậy, với hướng đi này chính quyền hiện nay vẫn chưa có chính sách nào hỗ trợ người dân, trước mắt mới chỉ tuyên truyền để làm sao thay đổi môi trường ao, bởi một số ao nuôi trên địa bàn xã đã hơn chục năm nay đang bị ô nhiễm.

Từ thực trạng trên cho thấy, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở Hải Lạng vẫn chưa thật sự bền vững. Phần lớn diện tích nuôi vẫn chủ yếu theo hình thức quảng canh và diện tích nuôi trồng đều phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con tôm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân căn bản khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó, tình trạng sản xuất của người dân trong những năm qua vẫn rất manh mún, tự phát, công tác cải tạo ao đầm chưa được chú trọng và đầu tư. Đặc biệt với những diện tích lớn từ 6ha trở lên, để cải tạo người dân sẽ phải bỏ ra vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua hoá chất xử lý nguồn nước, tiền con giống, thức ăn, điện… Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản còn hạn hẹp và việc tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ dân còn gặp khó khăn.

Theo đồng chí Lộc Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho biết: Hiện nay huyện đã có quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kênh cấp và thoát nước, vì lý do đó mà xã vẫn chưa thể chuyển hết diện tích nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp. Vì vậy, xã rất mong sự quan tâm của tỉnh, huyện để tháo gỡ những khó khăn trên cho Hải Lạng, để nghề nuôi trồng thuỷ sản của xã phát triển ổn định, bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014
Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

29/07/2014
Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

08/08/2014
Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất Đẩy Mạnh Dịch Vụ Hỗ Trợ Sản Xuất

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

29/07/2014