Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh
Chúng tôi đến ao nuôi tôm của hộ gia đình ông Đặng Văn Sáu, thôn Hà Dong Nam, một trong những hộ có diện tích nuôi tôm lớn của xã. Ông Sáu chia sẻ: Tôi đã nuôi tôm từ nhiều năm nay, hiện gia đình có 3 ao nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 4ha. Mấy ngày hôm nay gia đình đang tập trung thu hoạch tôm, dự kiến vụ này thu được hơn 10 tấn, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng cho lãi khoảng 700 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do đợt nắng nóng kéo dài hồi tháng 6 khiến cho một số đầm nuôi tôm ở xã bị chết, gia đình tôi cũng bị mất trắng một ao.
Xã Hải Lạng là một trong những vùng nuôi tôm lớn của huyện Tiên Yên, hiện xã có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 977ha, trong đó nuôi tôm trên 800ha, diện tích nuôi tôm công nghiệp là 15ha, còn lại là nuôi quảng canh. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ đầu năm xã đã thông báo danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của 8 cơ sở cung cấp giống có uy tín, chất lượng trong và ngoài tỉnh theo thông báo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thế nhưng, hiện tượng tôm chết rải rác vẫn xảy ra.
Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm này có 140,7ha nuôi tôm bị chết, trong đó có 7 hộ nuôi công nghiệp tương đương 6,7ha. Có thể thấy, hiện tượng tôm chết không chỉ năm nay mới xuất hiện, mà từ năm 2012 trở lại đây, người nuôi trồng thuỷ sản của Hải Lạng liên tục bị thiệt hại do dịch bệnh gây nên. Được biết, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo về các vùng nuôi, đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi đối tượng nuôi khác như: Cá rô phi đơn tính, cá bớp, cá đối mục.
Mặc dù vậy, với hướng đi này chính quyền hiện nay vẫn chưa có chính sách nào hỗ trợ người dân, trước mắt mới chỉ tuyên truyền để làm sao thay đổi môi trường ao, bởi một số ao nuôi trên địa bàn xã đã hơn chục năm nay đang bị ô nhiễm.
Từ thực trạng trên cho thấy, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở Hải Lạng vẫn chưa thật sự bền vững. Phần lớn diện tích nuôi vẫn chủ yếu theo hình thức quảng canh và diện tích nuôi trồng đều phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con tôm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân căn bản khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, tình trạng sản xuất của người dân trong những năm qua vẫn rất manh mún, tự phát, công tác cải tạo ao đầm chưa được chú trọng và đầu tư. Đặc biệt với những diện tích lớn từ 6ha trở lên, để cải tạo người dân sẽ phải bỏ ra vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua hoá chất xử lý nguồn nước, tiền con giống, thức ăn, điện… Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản còn hạn hẹp và việc tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ dân còn gặp khó khăn.
Theo đồng chí Lộc Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho biết: Hiện nay huyện đã có quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kênh cấp và thoát nước, vì lý do đó mà xã vẫn chưa thể chuyển hết diện tích nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp. Vì vậy, xã rất mong sự quan tâm của tỉnh, huyện để tháo gỡ những khó khăn trên cho Hải Lạng, để nghề nuôi trồng thuỷ sản của xã phát triển ổn định, bền vững.
Related news
Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.