Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan tác động làm nghề NTCN ở một số nơi đang trong thực trạng “treo” đầm.
Hướng tới mục tiêu tạo sự bền vững cho NTCN, giải pháp lâu dài và cụ thể đã được hoạch định, đó là hình thức NTCN công nghệ cao.
Hội thảo mô hình nuôi tôm thâm canh năng suất cao, bàn giải pháp nhân rộng vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Công ty C.P Việt Nam tổ chức vào ngày 20/11.
Hình thức NTCN trong toàn tỉnh từ diện tích 3.300ha năm 2010 tăng lên gấp 3 lần vào năm 2015 với hơn 9.200ha.
Tuy nhiên, việc diện tích NTCN phát triển nhanh đã kéo theo nhiều hệ lụy:
Phát triển ngoài quy hoạch, chất lượng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra chưa được quản lý, không kiểm soát được môi trường, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng chưa được nâng cấp sửa chữa, quy trình sản xuất lạc hậu không có sự đổi mới, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn rất hạn chế…
Từ đó, môi trường sinh thái ngày càng bị tác động, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, phát sinh những loại vi khuẩn mới.
Mặt khác, từ cuối năm 2014 đến nay, giá tôm sú và cả tôm thẻ chân trắng ngày càng giảm, làm cho hiệu quả nuôi tôm ngày càng kém.
Nhận định được khó khăn, hạn chế, những năm gần đây, tỉnh đẩy mạnh việc áp dụng những quy trình sản xuất mới, công nghệ hiện đại vào nuôi tôm, nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh.
Minh chứng là mô hình NTCN năng suất cao của Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty).
Từ năm 2012, Công ty đã nghiên cứu quy trình ứng dụng công nghệ mới và triển khai tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cà Mau.
Mục đích chung là nuôi tôm một cách bền vững; giảm áp lực cho môi trường; hạn chế dịch bệnh; nâng cao năng suất trên cùng diện tích, góp phần tăng sản lượng; tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân; góp phần ổn định kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Qua hơn 3 năm triển khai, mô hình này mang lại hiệu quả khả quan.
Việc triển khai, nhân rộng mô hình này đến người dân được xem là nhiệm vụ trọng tâm thời điểm hiện nay.
Ảnh: Gặp gỡ, trao đổi với người nuôi tôm tại huyện Cái Nước, nhân Hội nghị giao ban thủy sản tháng 9/2015.
Đơn vị tham gia mô hình đã tập trung hoàn thiện quy trình nuôi và xây dựng những mô hình điểm.
Cụ thể là rà soát lại hạ tầng, các trang thiết bị cần thiết cho triển khai mô hình; song song đó là tổ chức hội thảo đánh giá quy trình kỹ thuật, đóng góp ý kiến để quy trình hoàn thiện hơn; bàn phương án triển khai mô hình.
Công ty chủ động hỗ trợ chi phí tham quan các mô hình sản xuất; 20% tôm giống, dụng cụ kiểm tra môi trường; tư vấn xây dựng hạ tầng, lắp đặt các thiết bị, trực tiếp giám sát trong quá trình nuôi tôm.
Ngân sách địa phương hỗ trợ 50% tôm giống thả nuôi; chi phí quản lý và triển khai mô hình cho cán bộ trực tiếp thực hiện; cử cán bộ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi.
Mô hình NTCN theo công nghệ khép kín do Công ty hỗ trợ kỹ thuật được áp dụng tại hộ ông Huỳnh Thái Hoàng, ngụ ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân.
Được Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, nuôi từ đầu năm đến nay, gia đình ông Hoàng đã thu hoạch 2 vụ và lãi hơn 1 tỷ đồng.
Vụ tôm thứ 3 đang phát triển rất tốt.
Với mô hình nuôi này, tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn thế hệ cũ 15 - 20%, giống sạch bệnh, đạt 20 - 30 con/kg, giúp người nuôi giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, thì mô hình kể trên bước đầu cho hiệu quả cao, trong quá trình nuôi tôm ít xảy ra dịch bệnh, nhanh lớn và đạt đầu con.
Đặc biệt là mô hình NTCN theo công nghệ khép kín do Công ty hỗ trợ, cả 2 vụ thả nuôi đều đạt năng suất; khi thu hoạch, sau khi trừ chi phí, người nuôi thu về lợi nhuận khá cao.
Sau hơn 3 tháng nuôi tôm theo hình thức này, gia đình anh Nguyễn Hiền Thức (xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi) rất phấn khởi, bởi năng suất và hiệu quả của mô hình đã được kiểm chứng.
Với diện tích 3.000m2, gia đình anh Thức thu hoạch trên 11 tấn tôm.
Anh Thức cho biết: Trong quá trình nuôi, gia đình đã tuân thủ theo đúng quy trình từ phía Công ty cung cấp, từ khâu cải tạo ao đến chọn giống, thức ăn, thuốc thú y.
Nuôi theo hình thức này có thay nước và châm bù; điều quan trọng là lượng nước hút ra và châm vào phải tương đương nhau về tỷ lệ và nước này phải được xử lý.
Đặc biệt là phải sử dụng chế phẩm vi sinh trong suốt quá trình nuôi nhằm tạo nền đáy, cải tạo tốt môi trường ao nuôi, lấn áp mầm bệnh, mang lại vụ nuôi hiệu quả.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp năng suất cao của hộ anh Nguyễn Hiền Thức với diện tích 3.000m2, thu hoạch trên 11 tấn, lãi hơn 100 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhận định đây là mô hình có hiệu quả và sẽ là hướng mở cho ngành NTCN tỉnh.
Chính vì thế, ngành Nông nghiệp, chính quyền các địa phương tiếp tục theo dõi, nghiên cứu sâu để có hướng triển khai nhân rộng, nhất là đối với mô hình nuôi tôm lót bạt quy mô nhỏ công nghệ cao bởi phù hợp với khả năng kinh tế của đa số người dân.
Hiệu quả của mô hình đã được kiểm chứng, quan trọng hơn hết vẫn là tính bền vững lâu dài; việc triển khai, nhân rộng mô hình này đến người dân được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong thời điểm hiện nay.
Kế hoạch dài hơi cần chú trọng đến các yếu tố môi trường sinh thái, đảm bảo nguồn nước sạch cho khâu nuôi trồng, để 45% diện tích ao nuôi theo hình thức công nghiệp đang “treo” hoạt động trở lại, góp phần cho ngành kinh tế thủy sản Cà Mau phát triển một cách bền vững và hiệu quả hơn.
Đại diện Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: Tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay Công ty đã đầu tư 25 ao theo mô hình NTCN năng suất cao, với diện tích trung bình mỗi ao là 1.600m2; năng suất sau thu hoạch gần 45 tấn/ha/vụ.
Đặc biệt, có những ao sau 2 tháng thu hoạch tỉa có năng suất trên 50 tấn/ha/vụ.
Còn về vốn đầu tư, tuy có cao hơn hình thức NTCN bình thường nhưng không đáng kể.
Bù lại, loại hình NTCN năng suất cao này sẽ được áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quản lý; quản lý môi trường nuôi; phòng chống dịch bệnh… Tất cả phải tuân thủ đúng theo quy trình nuôi.
Hiện, Công ty đang tiếp tục triển khai thêm 10 mô hình lót bạt ao ương và ao nuôi, mỗi mô hình 2 ao, mỗi ao 3.000m2…
Có thể bạn quan tâm
Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.
Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.
Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.