Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển

Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển
Ngày đăng: 15/01/2014

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Trong căn nhà mới xây để đón Tết cổ truyền dân tộc trị giá vài trăm triệu đồng, ông Nguyễn Thành Lập (Chủ nhiệm HTX Công Nghiệp ấp Tân Thành, xã Tân Dân) không giấu được niềm vui: “Năm nay tôi thu hoạch 4 ao tôm thẻ chân trắng, diện tích 1,5 ha, lãi 1,5 tỷ đồng. Không chỉ riêng tôi mà Hợp tác xã Công Nghiệp, ấp Tân Thành A, có 85% hộ nuôi có lãi”.

Hỗ trợ nhau cùng phát triển

Hợp tác xã Công Nghiệp có 19 hộ xã viên nuôi tôm công nghiệp thì có 6 hộ lãi trên 1 tỷ đồng, 8 hộ lãi từ 40 đến hơn 400 triệu đồng, không có hộ thất trắng. Thành công của hợp tác xã bắt nguồn từ sự liên kết “4 nhà” và đổi mới quy trình nuôi. Trước tiên là sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật giữa các xã viên.

Gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm công nghiệp, ông Nguyễn Thành Lập trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Nuôi tôm công nghiệp cần nguồn vốn lớn, làm giàu nhanh, nhưng rủi ro cũng không nhỏ. Do vậy, liên kết với doanh nghiệp, đại lý thức ăn tôm là mối quan hệ đồng hành không thể thiếu.

Thức ăn cho tôm mỗi đầm nuôi cũng gần trăm triệu đồng. Số tiền này chỉ khi thu hoạch tôm đại lý mới thu lại. Trường hợp vụ nuôi bị gãy, doanh nghiệp, đại lý thức ăn tôm cho người nuôi “dằn nợ” lại chờ vụ sau. Không chỉ đầu tư vật tư, thức ăn tôm mà những đơn vị này còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hoặc tổ chức các mô hình trình diễn để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình.

Người nuôi trúng mùa, doanh nghiệp có lãi

Anh Diệp Văn Vũ (ấp Nhà Cũ, xã Quách Phẩm Bắc) không chỉ tiên phong ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp theo quy trình công nghệ khép kín trong nhà lưới, mà còn sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao cho bà con quanh vùng. Năm 2013, có 2 vụ nuôi thành công, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.

Thành công từ quy trình nuôi tôm công nghiệp khép kín bằng nhà lưới của anh Diệp Văn Vũ không chỉ mở ra cách làm mới, bài bản, an toàn, cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao mà còn khẳng định trong điều kiện môi trường, thời tiết, nguồn nước, dịch bệnh dễ gây hại cho tôm nuôi như hiện nay, muốn thành công người nuôi tôm công nghiệp cần cải tiến, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Hiện tại, anh Diệp Văn Vũ còn làm đại lý thức ăn tôm cho 80 hộ trên địa bàn các xã: Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, giá trị đầu tư đến cuối vụ hơn 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh còn hỗ trợ chuyển giao quy trình kỹ thuật mới cho người nuôi tôm.

Huyện Đầm Dơi có hơn 10 đại lý thức ăn tôm cấp 1, mỗi năm cung cấp hàng chục ngàn tấn thức ăn cho người nuôi, giá trị đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Trong quá trình làm ăn, các đại lý cạnh tranh lành mạnh, giữ chữ tín với khách hàng.

Mặc dù cung ứng hàng trước thu tiền sau nhưng không có hiện tượng tăng giá hay bắt chẹt khách hàng. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp, đại lý thức ăn tôm ở Đầm Dơi luôn đồng hành trên con đường làm giàu của người nông dân.

Trong 2 năm qua, huyện Đầm Dơi đã quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất thuỷ sản với tổng nguồn vốn trên 500 tỷ đồng. Đó là nâng cấp, cải tạo nguồn điện ba pha, nạo vét hàng trăm ki-lô-mét sông, kinh thuỷ lợi phục vụ cho việc cấp thoát nước nuôi thuỷ sản.

Cùng với đó là hệ thống giao thông đường bộ từng bước được đầu tư mở rộng, giúp cho việc lưu thông hàng hoá nông - thuỷ sản của nông dân. Cũng trong năm 2013, cùng với tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân gắn với xây dựng các mô hình trình diễn, huyện Đầm Dơi đã phát triển gần 10.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao. Nhờ đó, tổng sản lượng thuỷ sản là 91.500 tấn, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 2,64% so năm 2012, trong đó sản lượng tôm thương phẩm 39.500 tấn, đạt 100%.

Những tháng cuối năm, 70% hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện thu hoạch đạt năng suất cao. Đây thật sự là tín hiệu vui mang lại sức sống và niềm tin cho nghề nuôi tôm năm mới phát triển cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

26/06/2011
Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.

24/12/2011
Thông Tin Thêm Bài Viết Thông Tin Thêm Bài Viết "Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn"

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006

27/06/2011
Nuôi Cá Bống Bớp (Cá Thòi Lòi) Kết Hợp Với Rong Biển Nuôi Cá Bống Bớp (Cá Thòi Lòi) Kết Hợp Với Rong Biển

Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.

29/06/2011
Mở Rộng Diện Tích Trồng Cacao Xen Trong Vườn Dừa Mở Rộng Diện Tích Trồng Cacao Xen Trong Vườn Dừa

Phong trào trồng cacao xen trong vườn dừa và vườn cây ăn trái khác đang phát triển mạnh ở hầu hết đất vườn Bến Tre. Cùng với 52.000 ha diện tích dừa, 43.000 ha diện tích cây ăn trái, khoảng 9.500 ha cacao đang phát triển khá tốt và có chiều hướng gia tăng.

28/12/2011