Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá

Trước đây, với đội tàu công suất nhỏ, ngư dân Quảng Ngãi ít chú trọng đến việc đầu tư viền thép cho tàu cá. Ngày nay với công suất ngày càng lớn thì việc viền thép cho tàu giống như một quy trình bắt buộc.
Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.
Tại Hợp tác xã Đóng tàu thuyền và Dịch vụ thủy sản Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay đã đóng mới 30 chiếc tàu có công suất từ 400 – 900 CV. Hầu hết những tàu này đều được ngư dân viền thép. Các bộ phận chính trên tàu được bọc thép là vai tàu, mũi tàu và hai dè mạn tàu. Đây là những vị trí dễ xảy ra va đập nhất trong lúc tàu đang hành nghề trên biển. Tuỳ theo yêu cầu của chủ mà việc sử dụng loại thép bọc có độ dày, dài ngắn khác nhau.
Viền thép giúp con tàu vững chắc, chịu đựng tốt hơn khi gặp gió bão, hoặc va chạm... Do vậy, thời gian gần đây, ngư dân Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để viền thép cho đội tàu của mình.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, với tình hình nguồn cung heo hơi đang giảm, nhiều tiểu thương kinh doanh thịt heo dự đoán giá heo hơi sẽ bình ổn chứ khó giảm sâu hơn do thời gian qua có nhiều người nuôi heo bị lỗ đã nghỉ nuôi. Với giá bán heo hơi hiện nay, nhiều người nuôi heo tại TP Cần Thơ cho biết, họ bị lỗ đến phá huề chứ không có lời.

Với mục đích giảm chi phí đầu tư, 12 gia đình ở xã Vinh Hà (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm xen ghép có hiệu quả kinh tế.

Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực đàn vịt sống, đồng thời tiếp tục phun thuốc khử trùng đối với các vùng đã từng xảy ra bệnh cúm gia cầm trong thời gian qua.

Giá bán thấp, áp lực nhân công thu hoạch, việc đo chữ đường của các nhà máy, nước lũ đang đổ về... là những vấn đề lo lắng của người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đầu vụ thu hoạch hiện nay.

Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…