Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi
Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.
Chuẩn bị ao nuôi
Bốn ao có diện tích từ 1.500 - 4.500m2, độ sâu từ 1,2 - 1,8m, với bờ ao bao chắc chắn, tiện cấp - thoát nước. Xung quanh ao có xây dựng hệ thống lưới chắn để tránh ếch, cua, cá rô đồng... vào ao hại tôm.
Thả giống
- Đợt 1: Thả 6 vạn con, trọng lượng 1.500 con/kg.
- Đợt 2: Sau đó khoảng 20 ngày, thả 6 vạn con có trọng lượng 1.400 con/kg. Mật độ thả 8 con/m2.
Thức ăn
Thức ăn dùng nuôi tôm gồm cám tổng hợp, kết hợp bón phân chuồng và lá dầm. Tháng đầu cho thức ăn chuyên dùng cho cá có độ đạm cao 36-40%, lượng thức ăn cho ăn bằng 40% trọng lượng tôm.
Các tháng tiếp theo sử dụng cám Con cò, kết hợp với cám gạo, ngô, sắn, lượng thức ăn cho ăn giảm dần từ 20% ở tháng thứ 2, xuống 10% tháng thứ 3, rồi 5% tháng thứ 4 và 3-2% ở tháng thứ 5. Cho tôm ăn 3 lần/ngày vào buổi sáng, chiều và tối, trong đó lượng thức ăn buổi sáng và chiều chiếm 70%. Phân chuồng và lá dầm bón 1 lần/tháng, mỗi loại 10 - 15kg/100m2 ao.
Cấp nước 1 lần/tháng và sử dụng máy quạt nước khi cần thiết.
Phòng bệnh
Định kỳ bón 4kg vôi/100m2/lần/tháng để trừ tạp chất, diệt vi khuẩn gây bệnh cho tôm.
Kết quả là sau 6 tháng nuôi, với diện tích 1ha thu được 1.200kg tôm, cỡ trung bình 30-40g/con, thu lãi hơn 17 triệu đồng.v
Có thể bạn quan tâm
Ngành nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng một số vấn đề đang làm cản trở sự phát triển đó là chất lượng tôm post
Bài báo cáo này sẽ đề cập hàm lượng 2 loại acid amin thiết yếu là Arginine và Lysine để tối ưu hóa tăng trưởng trên tôm càng xanh.
Bài viết này cung cấp những câu trả lời cho một số câu hỏi thường xuyên liên quan tới việc canh tác tôm càng xanh nước ngọt trong ao.
Nuôi tôm càng xanh toàn đực bằng con giống nhân tạo theo VietGap góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng gia tăng
Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện tự nhiên của SHIV trên tôm càng xanh nuôi tại Trung Quốc. Và cảnh báo về rủi ro lây lan dịch bệnh SHIV khi nuôi ghép