Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Những năm qua, diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) nói chung, ở xã Nhị Mỹ nói riêng không ngừng gia tăng. Các hộ nuôi tôm đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Mặc dù giá cả của con tôm có lúc không ổn định, nhưng người nuôi vẫn có thu nhập khá cao.
Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.
Mặc khác, do thời tiết từ năm 2013 đến nay khá thuận lợi cho con tôm phát triển nên các hộ nuôi tôm của xã Nhị Mỹ có lợi nhuận bình quân từ 80 – 100 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt có hộ lợi nhuận từ 120 - 140 triệu đồng/ha/vụ. Ông Bùi Văn Phơ ở ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ cho biết: “5 công đất tôi thả nuôi 100.000 con tôm càng xanh. Nuôi 4 tháng, tôi thu hoạch tôm trứng, tới 6 tháng thu tôm thịt. Vụ rồi tôi bán tôm thịt được 340.000 đồng/kg, tôm trứng được 240.000 đồng/kg, lợi nhận được 80 triệu đồng”.
Hơn 7 năm nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 8,5ha ao, anh Dương Văn Thắng, cũng ở ấp Bình Dân cho biết: “Năm nay giá tôm nhỉn hơn năm rồi và tôi thấy ai nuôi cũng đạt, vụ vừa rồi bán giá 330.000/kg tôm thịt, tính ra 1ha lời khoảng 70 - 80 triệu đồng”.
Con tôm càng xanh hiện đang khẳng định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để liên minh sản xuất, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Anh Nguyễn Thanh Trung đang thả nuôi 1 ha tôm càng xanh ở ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ mong muốn được vô tổ hợp tác để hợp đồng với các công ty mua thức ăn, thuốc thủy sản, con giống tốt với giá hợp lý, đặc biệt ký kết với các công ty để bao tiêu tôm với giá ổn định hơn.
Được biết, thời gian tới, xã Nhị Mỹ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời, tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của các hộ nuôi trong vùng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo hướng an toàn cho các hộ nuôi.
Ông Nguyễn Văn Thoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Mỹ cho biết thêm: “Xã có đề nghị Phòng Nông nghiệp và đã có khảo sát lập dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, cầu.
Địa phương đã chuẩn bị sẳn sàng về nhân sự và các hộ thì rất là đồng tình, khi nào ở cấp trên có chủ trương cho thành lập tổ hợp tác thì xã sẽ tiến hành cho ra mắt ngay”.
Có thể bạn quan tâm
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.
Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá
Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.