Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Những năm qua, diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) nói chung, ở xã Nhị Mỹ nói riêng không ngừng gia tăng. Các hộ nuôi tôm đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Mặc dù giá cả của con tôm có lúc không ổn định, nhưng người nuôi vẫn có thu nhập khá cao.
Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.
Mặc khác, do thời tiết từ năm 2013 đến nay khá thuận lợi cho con tôm phát triển nên các hộ nuôi tôm của xã Nhị Mỹ có lợi nhuận bình quân từ 80 – 100 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt có hộ lợi nhuận từ 120 - 140 triệu đồng/ha/vụ. Ông Bùi Văn Phơ ở ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ cho biết: “5 công đất tôi thả nuôi 100.000 con tôm càng xanh. Nuôi 4 tháng, tôi thu hoạch tôm trứng, tới 6 tháng thu tôm thịt. Vụ rồi tôi bán tôm thịt được 340.000 đồng/kg, tôm trứng được 240.000 đồng/kg, lợi nhận được 80 triệu đồng”.
Hơn 7 năm nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 8,5ha ao, anh Dương Văn Thắng, cũng ở ấp Bình Dân cho biết: “Năm nay giá tôm nhỉn hơn năm rồi và tôi thấy ai nuôi cũng đạt, vụ vừa rồi bán giá 330.000/kg tôm thịt, tính ra 1ha lời khoảng 70 - 80 triệu đồng”.
Con tôm càng xanh hiện đang khẳng định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để liên minh sản xuất, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Anh Nguyễn Thanh Trung đang thả nuôi 1 ha tôm càng xanh ở ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ mong muốn được vô tổ hợp tác để hợp đồng với các công ty mua thức ăn, thuốc thủy sản, con giống tốt với giá hợp lý, đặc biệt ký kết với các công ty để bao tiêu tôm với giá ổn định hơn.
Được biết, thời gian tới, xã Nhị Mỹ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời, tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của các hộ nuôi trong vùng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo hướng an toàn cho các hộ nuôi.
Ông Nguyễn Văn Thoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Mỹ cho biết thêm: “Xã có đề nghị Phòng Nông nghiệp và đã có khảo sát lập dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, cầu.
Địa phương đã chuẩn bị sẳn sàng về nhân sự và các hộ thì rất là đồng tình, khi nào ở cấp trên có chủ trương cho thành lập tổ hợp tác thì xã sẽ tiến hành cho ra mắt ngay”.
Related news
Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.
Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...
Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.
Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...