Nuôi Thử Nghiệm Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Cù Lao Long Trị, Xã Long Đức, Thành Phố Trà Vinh

Theo một số người dân ở ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh: Vụ tôm năm 2014, lần đầu tiên ở cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh có một hộ dân ở thành phố Trà Vinh đến thuê đất để nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hộ dân này đầu tư 04 ao nuôi, với khoảng 01ha, tại ấp cù lao Long Trị, nằm ở khu vực hạ lưu sông Cổ Chiên. Đầu tháng 08/2014, đã thả con giống được 02/04 ao nuôi. Hiện nay, đang tiếp tục theo dõi khả năng phát triển của tôm thẻ chân trắng.
Theo ông Nguyễn Văn My, Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban nhân dân ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, đây là vụ đầu tiên con tôm thẻ chân trắng được đưa đến vùng cù lao nuôi thử nghiệm. Nếu hiệu quả, tiềm năng về diện tích của ấp Long Trị còn khá lớn, khoảng gần 20ha.
Có một vấn đề mà người dân băn khoăn là độ mặn của nước mùa này chưa đạt, chưa thích nghi với tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân do mưa nhiều, nước từ thượng nguồn sông Cổ Chiên đổ về mạnh, nên bị ngọt và có màu đục…đó là những nguyên nhân có thể làm cho tôm thẻ chân trắng kém phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.