Nuôi Gà Thịt Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Tổng chi phí làm đệm lót sinh học gồm men vi sinh BALASA N01, chất độn chuồng để nuôi 500 con gà khoảng 400 nghìn đồng. Sau hai đến ba tháng thả nuôi là có thể xuất chuồng, trọng lượng gà đạt từ 1,5 đến 1,7 kg/con. Gà nuôi tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt hơn 95%, cao hơn ngoài mô hình từ 10 đến 15%.
Với giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, khả năng thu lãi gần 10 triệu đồng/đợt nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng đệm lót trong chăn nuôi không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, đệm lót có thể tái sử dụng được nhiều lần.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mỗi năm, nông dân trong tỉnh nuôi khoảng năm triệu con gà. Việc ứng dụng rộng rãi đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, lạc hậu sang chăn nuôi tập trung.
Men vi sinh BALASA N01 kết hợp với trấu, mùn cưa... làm phân hủy phân, giảm mùi hôi thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh có hại, không gây ô nhiễm môi trường, có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư.
Nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm ấp ủ, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi, ở xã Xuân Phước, H.Đồng Xuân, Phú Yên) đã biến vùng đất đồi khô cằn thành trang trại.
Bằng sự đảm đang, khéo léo, chị Phạm Thị Ty (33 tuổi) đã tự tạo cơ hội cho mình và những chị em khác bằng nghề làm chổi dừa tại xứ dừa Hoài Nhơn, Bình Định.
Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thơm còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng.
Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.
Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.