Nuôi Thử Nghiệm Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Cù Lao Long Trị, Xã Long Đức, Thành Phố Trà Vinh
Theo một số người dân ở ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh: Vụ tôm năm 2014, lần đầu tiên ở cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh có một hộ dân ở thành phố Trà Vinh đến thuê đất để nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hộ dân này đầu tư 04 ao nuôi, với khoảng 01ha, tại ấp cù lao Long Trị, nằm ở khu vực hạ lưu sông Cổ Chiên. Đầu tháng 08/2014, đã thả con giống được 02/04 ao nuôi. Hiện nay, đang tiếp tục theo dõi khả năng phát triển của tôm thẻ chân trắng.
Theo ông Nguyễn Văn My, Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban nhân dân ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, đây là vụ đầu tiên con tôm thẻ chân trắng được đưa đến vùng cù lao nuôi thử nghiệm. Nếu hiệu quả, tiềm năng về diện tích của ấp Long Trị còn khá lớn, khoảng gần 20ha.
Có một vấn đề mà người dân băn khoăn là độ mặn của nước mùa này chưa đạt, chưa thích nghi với tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân do mưa nhiều, nước từ thượng nguồn sông Cổ Chiên đổ về mạnh, nên bị ngọt và có màu đục…đó là những nguyên nhân có thể làm cho tôm thẻ chân trắng kém phát triển.
Related news
Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.
Các cơ sở tồn hàng tấn nguyên liệu, thành phẩm làm ra không dám bán, phải bảo quản cả tháng trời vì giá quá thấp, nếu bán chắc chắn lỗ. Khổ nỗi, nếu trầm để quá lâu sẽ bị phai màu, chất lượng giảm sút, giá bán càng bị ép.
Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), năm 2014 tình hình nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích nuôi trong toàn tỉnh: 7,852ha. Trong quý III, vụ nuôi chính trong năm, các địa phương đã thả nuôi trên diện tích 6.434ha.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.