Nuôi Thỏ Siêu Lợi Nhuận

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây gia đình anh Nguyễn Vũ Ba, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có của ăn, của để từ nuôi thỏ.
Trang trại thỏ của anh Ba được quy hoạch rất khoa học. Hơn 1.300m2, với 2 dãy chuồng làm bằng sắt, mỗi dãy chia thành nhiều ô nhỏ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Dưới chuồng anh làm hệ thống xả rửa đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ. Riêng thỏ sinh sản có khu vực nuôi riêng.
Anh Ba kể, năm 1997, anh bắt tay vào nuôi thỏ với số vốn ít ỏi của gia đình. Mới nuôi thỏ nên vợ chồng anh chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, xử lý dịch bệnh nên giai đoạn đầu thua nhiều hơn thắng. Với phương châm đã quyết tâm là phải làm đến cùng, không quản ngại đường sá xa xôi anh đến các tỉnh bạn học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của những người đi trước.
Với cách làm vừa nhân giống nuôi bán thỏ thương phẩm, vừa lựa chọn những con thỏ tốt để lại tiếp tục gây giống, giờ đây, trang trại của gia đình anh thường xuyên có hơn 1.000 con thỏ đủ các lứa tuổi.
Theo anh Ba, đây là vật nuôi siêu lợi nhuận. Bởi, thỏ là giống ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ rau; sinh sản nhanh, nhiều; không mất nhiều công sức chăm sóc; giá bán ổn định 75.000 – 80.000 đồng/kg nên có thể làm giàu từ nghề nuôi thỏ. Điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, điều chỉnh lượng thức ăn thô và thức ăn tinh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và thường xuyên tiêm phòng vaccine phòng bệnh bại huyết, cấu trùng cho thỏ.
17 năm gắn bó với thỏ, trang trại của gia đình anh là một trong những cơ sở nuôi thỏ lớn nhất tỉnh. Mỗi năm anh xuất bán 6 - 7 tấn thỏ thương phẩm, trừ chi phí lãi hơn 300 triệu đồng. Anh Mai Thanh Liêm - Chủ tịch Hội ND xã Hải Tây cho biết: “Từ thành công của anh Ba, hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm cho thu nhập 5 – 15 triệu đồng/ tháng”.
Bà con muốn mua thỏ giống và tìm hiểu kinh nghiệm nuôi thỏ của anh Ba, liên hệ số điện thoại: 0987.558.298.
Có thể bạn quan tâm

Diệt mối bằng bẫy sinh học thể hiện tính năng ưu việt hơn các biện pháp khác.

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh quá trình thực hiện Dự án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi loài đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis nguồn gốc từ Tây Tạng.