Nuôi Thỏ Siêu Lợi Nhuận
Từ hai bàn tay trắng, giờ đây gia đình anh Nguyễn Vũ Ba, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có của ăn, của để từ nuôi thỏ.
Trang trại thỏ của anh Ba được quy hoạch rất khoa học. Hơn 1.300m2, với 2 dãy chuồng làm bằng sắt, mỗi dãy chia thành nhiều ô nhỏ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Dưới chuồng anh làm hệ thống xả rửa đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ. Riêng thỏ sinh sản có khu vực nuôi riêng.
Anh Ba kể, năm 1997, anh bắt tay vào nuôi thỏ với số vốn ít ỏi của gia đình. Mới nuôi thỏ nên vợ chồng anh chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, xử lý dịch bệnh nên giai đoạn đầu thua nhiều hơn thắng. Với phương châm đã quyết tâm là phải làm đến cùng, không quản ngại đường sá xa xôi anh đến các tỉnh bạn học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của những người đi trước.
Với cách làm vừa nhân giống nuôi bán thỏ thương phẩm, vừa lựa chọn những con thỏ tốt để lại tiếp tục gây giống, giờ đây, trang trại của gia đình anh thường xuyên có hơn 1.000 con thỏ đủ các lứa tuổi.
Theo anh Ba, đây là vật nuôi siêu lợi nhuận. Bởi, thỏ là giống ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ rau; sinh sản nhanh, nhiều; không mất nhiều công sức chăm sóc; giá bán ổn định 75.000 – 80.000 đồng/kg nên có thể làm giàu từ nghề nuôi thỏ. Điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, điều chỉnh lượng thức ăn thô và thức ăn tinh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và thường xuyên tiêm phòng vaccine phòng bệnh bại huyết, cấu trùng cho thỏ.
17 năm gắn bó với thỏ, trang trại của gia đình anh là một trong những cơ sở nuôi thỏ lớn nhất tỉnh. Mỗi năm anh xuất bán 6 - 7 tấn thỏ thương phẩm, trừ chi phí lãi hơn 300 triệu đồng. Anh Mai Thanh Liêm - Chủ tịch Hội ND xã Hải Tây cho biết: “Từ thành công của anh Ba, hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm cho thu nhập 5 – 15 triệu đồng/ tháng”.
Bà con muốn mua thỏ giống và tìm hiểu kinh nghiệm nuôi thỏ của anh Ba, liên hệ số điện thoại: 0987.558.298.
Related news
Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…
Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.
An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…
2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.