Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền

Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền
Ngày đăng: 01/07/2012

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá.

Ông Nguyễn Văn Hầu, một trong những người tiên phong cho con đường thoát nghèo ở Tân Hòa A, cho biết: Năm 2008, ông đã chuyển 1 ha trồng lúa sang trồng sen. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 50 triệu đồng. Thấy hiệu quả, đầu năm 2009 ông mạnh dạn phát triển trồng 4 ha trồng sen lấy gương, kết hợp thêm nuôi cá. Chỉ sau 4 năm, tổng thu nhập của gia đình từ mô hình trên đạt gần 700 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 400 triệu đồng. Năm nay, gia đình ông vừa thu hoạch đợt gương sen đầu tiên, thu về gần 50 triệu đồng. Nhờ mô hình trên, gia đình ông không chỉ vươn lên làm giàu, mà còn tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên, với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Với diện tích 4,6 ha, mỗi năm thu đến hàng chục tấn sen gương, ông Thái Công Bạch là hộ có diện tích trồng lớn nhất tại Tân Hòa A. Ông Bạch cho biết, sen là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều chi phí và công chăm sóc. Cứ sau 6 tháng là cho thu hoạch gương, 2 ngày thu hoạch 1 lần, mỗi ha trung bình có thể thu hoạch được 6 - 7 tấn. Giá sen gương rất ổn định và luôn ở mức cao, trung bình từ 12.000 - 30.000 đồng/kg.

Từ vài hộ tiên phong, đến nay đã có gần 20 hộ dân trong ấp Tân Hòa A trồng sen gương kết hợp nuôi cá với gần 20 ha. Tại đây cũng đã thành lập Tổ hợp tác (THT) sen cá Hòa Tân, là nơi để bà con thu gom nông sản và chia sẻ kinh nghiệm trồng sen. Hiện các hộ trồng sen đã tìm được giống sen Đài Loan (Trung Quốc) rất phù hợp với thổ nhưỡng chốn bưng biền, cho năng suất, chất lượng hạt cao hơn giống sen địa phương. Ngoài nguồn thu chủ lực từ sen gương, người dân nơi đây còn có hàng chục triệu đồng từ nuôi cá (tùy diện tích ao nuôi), lại không tốn chi phí chăm sóc. Nhiều hộ còn tận dụng đáy ao để thả thêm lươn, rắn để tăng thêm nguồn thu.

Chỉ mới gần chục năm bén rễ với vùng đất bưng biền Tân Hòa A, hiệu quả kinh tế từ trồng sen gương đã rõ rệt, nhiều hộ có được thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Thành công của những người nông dân Tân Hòa A làm giàu trên vùng đất bưng biền đã trở thành hình mẫu cho nông dân ở những địa phương khác học hỏi và làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Không Hạt Từcông Nghệ Hạt Nhân Bưởi Không Hạt Từcông Nghệ Hạt Nhân

Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.

27/03/2014
Trồng Ớt Xuất Khẩu Ở Mỹ Lộc (Nam Định) Trồng Ớt Xuất Khẩu Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.

23/07/2014
Đại Lộc Được Mùa Dưa Hấu Đại Lộc Được Mùa Dưa Hấu

Mấy ngày qua, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc tất tả thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân. Trên nhiều cánh đồng dưa hấu, nông dân khẩn trương thu hoạch bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc.

27/03/2014
Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.

28/03/2014
Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

23/07/2014