Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang
Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bước vào nhà đã nhìn thấy chú cùng người con trai đang tất bật cho cá ăn. Chú Dừa cho biết, trước đây quê chú ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành. Tuy có nhà cửa ổn định, nhưng năm 1982 chú đã đến ấp 2, xã Tân Lập I để mua đất cất nhà trồng trọt và chăn nuôi, mong đổi đời. Sau hơn 10 năm trồng trọt và chăn nuôi nhưng do khu vực nơi đây không đê bao và đất hoang hóa, với diện tích 8 công đất, làm lúa không cho hiệu quả.
Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, chú đã quyết định chuyển đổi mô hình canh tác và bắt tay ngay vào việc đào ao xử lý nước ngọt để nuôi cá và trồng cây màu trên líp từ những năm 1991. Trên líp chú trồng các loại màu như khổ qua, đậu bún, rau lang để có thêm thu nhập, dưới ao chú nuôi cá tai tượng.
Chú cho biết cứ mỗi vụ nuôi cá thì chú trồng 3 vụ màu, lấy các trái cây màu bị sâu, rau lang làm thức ăn phụ cho cá. Mỗi năm chú xuất bán cá một chuyến, cá tai tượng khá mau lớn và giá thành ổn định (giá bán hiện nay khoảng 40 ngàn đồng/kg, thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh đến tận nơi để mua cá).
Mỗi vụ màu chú lời từ 20 - 30 triệu đồng, mỗi vụ cá trừ đi chi phí chú còn lãi khoảng 80 - 90 triệu/năm. Tính chung thu nhập gia đình chú mỗi năm khoảng 150 triệu đồng - một số tiền lãi khá cao so với các mô hình khác. Chú Dừa cho biết: "Cá tai tượng rất dễ nuôi nhưng cũng cần chú ý vì cá thường bị bệnh ghẻ nên khi nuôi ta thả vài con cá trê xuống nhằm vệ sinh ao. Ngoài ra, cá trê còn tận dụng được thức ăn dư thừa của cá tai tượng và không làm lây lan siêu vi trùng gây bệnh. Nếu nuôi cá tai tượng trong diện tích ao 1.000 m2 thì nên thả 200 con cá trê.
Ao có độ sâu để nuôi ổn định và lý tưởng nhất là phải từ 1 - 1,2 m, tính từ mặt nước xuống. Ao cạn quá thì nóng, mà sâu quá thì lạnh, đều không phù hợp để nuôi cá. Trong quá trình nuôi, không nên khuấy cá, đụng cá như câu chơi hay vợt cá, vì như thế sẽ làm động cá, đàn cá sẽ rộ lên và bị trầy xước rất nguy hiểm. Khi đó phải mất 1 - 2 tháng sau cá mới phục hồi trở lại, làm chậm sự phát triển của cá."
Có thể bạn quan tâm
Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.
Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.
Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.
Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.
Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.