Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui

Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui
Ngày đăng: 01/07/2012

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, nhu cầu thị trường về lúa giống xác nhận của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng 74.000 tấn/năm. Ở tỉnh Bình Định, mỗi năm nông dân gieo sạ 114 ngàn ha lúa, bình quân mỗi ha cần 100 kg lúa giống xác nhận để gieo sạ. Nếu phủ kín diện tích lúa nói trên, mỗi năm tỉnh cần khoảng 11.400 tấn lúa giống xác nhận. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng ở tỉnh và trong khu vực chưa đảm bảo lượng giống này. Bởi vậy, để duy trì và phát triển lợi ích, tăng hiệu quả đầu tư, cần thiết phải xây dựng LMSX, tiêu thụ lúa giống xác nhận trên cơ sở tự nguyện giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) chung, vừa phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của hai bên.

Năm 2011, tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện Dự án CTNN do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trong đó có hợp phần hỗ trợ LMSX mới, là điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân xây dựng và thực hiện LMSX để cùng phát triển. Được Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh hướng dẫn, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An đã tiến hành xây dựng LMSX lúa giống xác nhận bền vững từ tháng 12.2011 - 12.2013. LMSX này có tổng vốn đầu tư trên 9,317 tỉ đồng; trong đó, vốn của DN hơn 3,2 tỉ đồng, tổ chức xã viên nông dân đóng góp trên 3,429 tỉ đồng và dự án hỗ trợ trên 2,686 tỉ đồng. 
DN có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất và thu mua toàn bộ nông sản cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu mua. Tổ hợp tác gồm 153 hộ nông dân với diện tích đất sản xuất 264 ha, mỗi năm sản xuất 2 vụ, dự kiến năng suất đạt 65 tạ/ha khi thực hiện liên minh, sẽ cung cấp 1.372,8 tấn lúa giống cho DN.

Thực hiện kế hoạch SXKD của liên minh, vụ Đông Xuân 2011 - 2012, Công ty TNHH Thuận Nông đã phối hợp với tổ hợp tác (gồm 153 hộ xã viên HTXNN Nhơn An) sản xuất 66 ha lúa giống xác nhận, năng suất đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 462 tấn. Trong đó, có 310 tấn lúa đảm bảo chất lượng giống, được Công ty TNHH Thuận Nông thu mua với giá 7.200 đồng/kg, cao hơn giá lúa tại thời điểm 1.200 đồng/kg. Lượng giống còn lại đã được trao đổi nội bộ trong và ngoài HTX. Cũng trong khuôn khổ của LMSX, từ năm 2011 đến nay, bà con xã viên HTXNN Nhơn An đã được hỗ trợ 40% kinh phí mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ để phơi và bảo quản lúa, nên bà con rất phấn khởi.
Vừa qua, tại xã Nhơn An, Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện LMSX và tiêu thụ lúa giống xác nhận bền vững. Ông Nguyễn Xuân Hân, Chủ nhiệm HTXNN Nhơn An, cho biết: “HTX có 2.671 xã viên, 541 ha đất sản xuất lúa. Diện tích sản xuất ở địa phương đảm bảo được nước tưới, xã viên tiếp nhận và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, nên năng suất và sản lượng lúa đạt khá cao. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái với giá thấp và không ổn định, nên hiệu quả đầu tư không cao. Việc LMSX lúa giống xác nhận là điều kiện tốt để bà con xã viên khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, tăng thu nhập”.

Ông Nguyễn Đình Chương, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Nông, cho rằng: Thực hiện LMSX, chúng tôi sẽ chủ động được nguồn hàng, việc hoạch định chiến lược kinh doanh thuận lợi hơn, tăng hiệu quả đầu tư. Vụ Thu năm 2012, Công ty tiếp tục phối hợp với tổ nông dân của HTX tham gia LMSX 66 ha lúa giống xác nhận tại 2 thôn Thanh Liêm và Thuận Thái (xã Nhơn An). Công ty sẽ thu mua lúa giống xác nhận theo đúng cam kết, nhằm đảm bảo lợi ích cho đôi bên”.
Đánh giá về hiệu quả của LMSX lúa giống xác nhận bền vững giữa Công ty TNHH Thuận Nông và tổ HTXNN Nhơn An, bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh, khẳng định: LMSX là điều kiện thuận lợi để liên kết các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ thành một tổ chức có sự quản lý chặt chẽ, thống nhất, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đảm bảo yêu cầu của thị trường. Qua đó, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần giải quyết việc làm ổn định cho xã viên.

Có thể bạn quan tâm

Có vaccine phòng bệnh cho cá tra Có vaccine phòng bệnh cho cá tra

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

06/08/2015
Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

06/08/2015
Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

06/08/2015
Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

06/08/2015
Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

06/08/2015