Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Hàm Rồng (Cà Mau)

Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Hàm Rồng (Cà Mau)
Ngày đăng: 26/04/2014

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.

Người tiên phong thực hiện mô hình này và vận động hội viên CCB cùng thực hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hàm Rồng Phan Văn Đấu. Đến nay, trong ấp Truyền Huấn có 12 hộ nuôi sò huyết trong vuông tôm, thu nhập hơn 50 triệu đồng/vụ.

Một lời một

Trong cái nắng như cháy da, ông Đấu vẫn trầm mình dưới ao để mò sò. Chỉ sau 10 phút, ông đã mò được hơn 3 kg sò huyết loại 50 con/kg. Ông phấn khởi cho biết: “Tôi mới bán xong 400 kg chỉ trong 1 ngày, số sò còn lại khoảng trên 500 kg thương lái ngày nào cũng gọi điện hỏi mua nhưng tôi chưa bán”.

Ông Đấu cho biết, qua thông tin báo, đài, ông nhận thấy con sò thích nghi tốt trong vuông tôm, nhất là vùng đất có phù sa bồi lắng như quê ông. Vì thế, đầu năm 2012, ông bắt tay vào thực hiện mô hình này và đã thu về trên 20 triệu đồng từ 100 kg sò giống. Năm 2013, qua 7 tháng nuôi, ông thu hơn 1,8 tấn sò thương phẩm, lãi trên 100 triệu đồng. Hiện tại ông đã thu được 40 triệu đồng, nếu tính số sò còn lại trong vuông thì thu nhập cũng trên 40 triệu đồng nữa.

Cũng với mô hình này, ông Thạch Văn Lel, hội viên CCB ấp Truyền Huấn, nhận định: “Mặc dù vốn ban đầu bỏ ra cao nhưng khi nuôi thì 1 lời 1, thậm chí lời 2. Những hộ có kinh nghiệm nuôi, chọn giống tốt thì 1 lời đến 3. Như con giống loại 300 con/kg chỉ sau 7 tháng nuôi, sò đạt trọng lượng 50-60 con/kg; tính ra, 1 kg sò giống cho 5-6 kg sò thương phẩm”. Chính hiệu quả này nên từ 1-2 hộ nuôi ban đầu, hiện nay đã có 12 hộ nuôi và có thu nhập từ 50 triệu đồng/vụ nuôi trở lên.

Nhân rộng mô hình

Theo số liệu tổng hợp của Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, hiện toàn huyện có 30-40% số hộ thả nuôi sò trong vuông tôm, diện tích khoảng 800 ha, tập trung nhiều ở xã Đất Mới, Hàm Rồng, Hiệp Tùng, Lâm Hải...

Ông Thạch Văn Lel thông tin: “Đa số hộ nuôi sò đã trả được nợ ngân hàng. Nhiều hội viên muốn thực hiện mô hình này nhưng còn thiếu vốn và hạn chế về kỹ thuật”.

“Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn đang khuyến kích các hộ dân có điều kiện thực hiện nuôi sò huyết trong vuông tôm để nâng cao thu nhập. Đồng thời, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để bảo đảm đầu ra cho người nuôi sò. Song song đó, tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân”, ông Trương Quốc Duẫn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho hay.

Thời tiết ngày càng biến đổi, môi trường nuôi ngày càng khó khăn cho con tôm phát triển thì sò huyết đang cho nguồn thu cao và ổn định. Qua đó, tạo thêm lòng tin cho hội viên CCB ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng tiếp tục phát huy diện tích thả nuôi, nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Đi tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm Đi tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

10/09/2015
Quy hoạch, phát triển cây ăn trái Quy hoạch, phát triển cây ăn trái

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

10/09/2015
Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

10/09/2015
Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

10/09/2015
Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

10/09/2015