Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu
Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.
Sau đó cho đất vào khoảng 30 cm xử lý bằng vôi đá, cho nước vào ngâm và xả bỏ từ 3 - 4 lần sau đó cấp nước vào chiều cao từ 20 - 30 cm.
Để tạo bóng mát, làm nơi trú ngụ cho rắn và cũng làm sạch môi trường ông thả lục bình khoảng 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi ngày cho ăn 1 lần rải đều xung quanh hồ, thức ăn thừa của ngày hôm trước vớt bỏ; định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần. Nhờ làm tốt khâu xử lý này mà 3 năm nuôi rắn chưa xảy ra bệnh. Rắn ri voi rất dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn ưa thích là cá không vẩy như cá trê, cá chốt. Thời gian nuôi từ 18 - 24 tháng rắn đạt trọng lượng trên 500g, sau 2 năm rắn đẻ.
Có thể bạn quan tâm
Hiện chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nên phá bỏ diện tích bị nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan và chuyển sang đầu tư cây trồng khác như đậu, ngô, bắp để loại trừ mầm bệnh. Đặc biệt, không cho bà con lấy mía ở những vùng bị bệnh về làm hom giống.
Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
Sự kiện Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy chế biến ngay trên vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công (Tiền Giang) đã mở ra cơ hội mới cho loại đặc sản của vùng đất nhiễm mặn này.