Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP được Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai cho hộ ông Nguyễn Văn Thành từ tháng 7/2014. Trong đó, Chi cục cung cấp giống và 30% chi phí đầu tư cho thức ăn, kỹ thuật, công chăm sóc còn lại thuộc phần chủ hộ.
Nuôi tôm thâm canh theo mô hình VietGAP có quy trình giống như mô hình nuôi tôm truyền thống. Điểm khác biệt là hộ nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào như nước, thức ăn, con giống nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Trong suốt quá trình nuôi, Chi cục hướng dẫn ông Thành chỉ dùng các loại thuốc vi sinh, thức ăn CP. Đến ngày thu hoạch, tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%, tôm sinh trưởng nhanh - 92 con/ký, cho thu hoạch sau 80 ngày. Qua kiểm tra đánh giá các thông số, Chi cục khẳng định mô hình nuôi tôm VietGAP nâng cao được giá trị và ổn định đầu ra sản phẩm để phát triển nghề nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.
Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.
Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.
Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...
Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.