Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi
Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.
Cũng như mọi năm, gia đình anh Nguyễn Long - ở ấp Tân Trung, xã Long Bình bắt 3.000 con cá lóc đầu vuông và 1.000 con cá trê lai đem về nuôi trong những tháng nước đổ về. Anh cho biết, năm rồi, gia đình nuôi khoảng 2.000 con cá lóc đầu vuông, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ cá tạp ngoài đồng mà chỉ trong vòng 4 tháng đã đem thu nhập về cho gia đình khoảng 4-5 triệu đồng.
Hiện nay nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm đang đẩy mạnh diện tích nuôi cá lóc vèo, vì đây là mùa thuận lợi nhất trong năm để nuôi thủy sản nước ngọt này. Theo đó, giống cá lóc vèo được chọn nuôi nhiều nhất là cá lóc đầu vuông vì loại cá này tăng trọng mạnh, thời gian thu hoạch ngắn.
Cũng theo nhiều hộ nuôi các vèo cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi hơn mọi năm nên bà con thả nuối đến thời điểm này, tỷ lệ hao hụt cá là rất ít, chỉ từ 20 – 25%, cộng với lượng thức ăn từ cá đồng năm nay tương đối nhiều hơn mọi năm.
Anh Đặng Văn Dự - khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm phấn khởi nói, năm nay nuôi đạt hơn mọi năm trước rất nhiều, đến thời điểm này tỷ lệ cá con đạt gần 80 – 85% vì năm nay con nước đổ về lại có nhiều cá tạp hơn mọi năm.
Theo thống kê của phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh; theo đó, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.448 ha, riêng cá vèo chiếm gần 3.165 mét vuông diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 mét vuông so với tháng trước.
Theo đó, phòng Kinh tế thị xã cũng tích cực phối hợp với UBND xã, phường triển khai nhiều mô hình thí điểm nuôi trồng thủy sản, nhằm đẩy mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; bên cạnh đó, công tác tuyên truyền bà con nhân dân tận dụng nguồn cá thiên nhiên từ mùa lũ, để đẩy mạnh việc phát triển diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nhất là nuôi cá lóc vèo.
Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: UBND phường cũng khuyên bà con nông dân trên địa bàn nên tận dụng nguồn cá tạp để đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi thủy sản mùa lũ, góp phần tăng thu nhập cho bà con trong những tháng nông nhàn.
Thực tế cho thấy, ngoài việc sản xuất lúa thì người dân Ngã Năm còn tận dụng tốt ưu thế vùng trũng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, nhất là nuôi cá vèo mùa lũ. Từ đó, góp phần rất lớn trong việc tăng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cũng như tăng thu nhập cho nhiều nông hộ và thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện nay hầu hết nông sản ngoài thị trường qua xét nghiệm mức độ đảm bảo tương đối cao (trên 90%), song vẫn chưa được người tiêu dùng thật sự yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, hai mặt hàng quan trọng nhất hiện nay cho Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nói chuyện đi gặt thuê, cắt lúa mướn ai cũng nghĩ trăm đường cơ cực. Dậy từ nửa đêm, cơm đùm cơm nắm, lỉnh kỉnh đòn xóc, quang gánh, tối về đã nhọ mặt người. Chuyện đó mới độ chục năm, giờ nghe đã như cổ tích, nhất là với đội quân cắt lúa thuê bằng máy...
Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.
Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.