Nghệ An Hội Thảo Kết Quả Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Quế
Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Hội thảo có ông Trần Hữu Tiến - PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, ông Trần Xuân Học - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Nghệ An, ông Phan Tiến Chương - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và đại diện Phòng nông nghiệp, Trạm Khuyến nông các huyện, thành thị, các hộ dân có tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, đại biểu được nghe báo cáo kết quả xây dựng mô hình, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi cá chạch quế. Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản như: Con giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc quản lý, theo dõi tăng trưởng, phòng và trị bệnh cho cá.
Theo báo cáo kết quả của Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, mô hình nuôi cá chạch quế có quy mô 2.000 m2, được triển khai thực hiện tại xã Yên Lý, huyện Diễn Châu. Mật độ thả 90 con/m2, kích cỡ giống thả 0,5 g/con (2.000 con/kg). Sau thời gian 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 60%, kích cỡ thu hoạch bình quân 35 con/kg; Sản lượng thu hoạch đạt 3.100 kg chạch thương phẩm;
Năng suất đạt 15,5 tấn/ha/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR = 1,9. Theo đánh giá, cá chạch quế có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh, năng suất cao, thích nghi tốt trong điều kiện sinh thái tại Nghệ An, là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao cần được nhân rộng trên địa bàn.
Hội thảo kết quả mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế lần này là tiền đề cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, các hộ nắm bắt kinh nghiệm, kỹ thuật và trang bị kiến thức, chuẩn các bị điều kiện để triển khai mô hình này trên toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.
Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.
Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.
Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.
Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.